Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hình ảnh vui Halloween của các Tổng thống Mỹ

Đối với các nước phương Tây, ngày 31/10 hàng năm là ngày diễn ra lễ hội Halloween - một lễ hội hóa trang lớn đã có từ lâu đời. Hòa chung trong không khí lễ hội đó, các Tổng thống Mỹ cũng tổ chức những bữa tiệc náo nhiệt trong Nhà Trắng.

Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹTổng thống John F. Kennedy vui đùa với hai con nhỏ đang trong bộ đồ hóa trang Halloween tại văn phòng Tổng thống năm 1963.
Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹNhững diễn viên hóa trang xuất hiện bên cạnh phu nhân Tổng thống Richard Nixon tại một bữa tiệc Halloween được tổ chức cho những em bé kém may mắn ngay tại Nhà Trắng vào đêm Halloween 31/10/1969.
Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹSân vườn phía bắc Nhà Trắng được trang trí theo phong cách Halloween với cánh cửa được “hóa trang” thành hình quả bí ngô khổng lồ. Cúc vạn thọ màu cam cũng kịp nở đón Halloween. Ảnh chụp năm 1973, lúc này Tổng thống Nixon đang là ông chủ Nhà Trắng.
Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹPhu nhân Betty Ford - vợ của Tổng thống Gerald Ford đang hóa trang cho một bộ xương giả đặt trong phòng đọc của Tổng thống hồi năm 1974.
Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹTổng thống Jimmy Carter và phu nhân đứng bên quan sát cô con gái Amy cùng một vài người bạn trổ tài tạo hình cho những quả bí ngô tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 10 của cô bé - tháng 10/1977 tại Nhà Trắng. Amy là cô bé ngồi ngay trước Tổng thống Jimmy Carter.
Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹTổng thống Reagan và phu nhân đứng bên cạnh một quả bí ngô được khắc chữ “stay the course” - một cụm từ tóm tắt đường lối phát triển kinh tế mà Tổng thống Reagan theo đuổi. Bức hình được chụp ngày 1/11/1982 - buổi sáng ngay sau đêm Halloween.
Hình ảnh vui Haloween của các Tổng thống MỹTổng thống Bill Clinton và phu nhân Hillary Clinton trong mùa Halloween năm 1993, họ hóa trang hành vợ chồng vị Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ - James Madison và phu nhân Dolley Madison.
Gia đình nhà Clinton tại bữa tiệc Halloween tổ chức ở Nhà Trắng năm 1994.Gia đình nhà Clinton tại bữa tiệc Halloween tổ chức ở Nhà Trắng năm 1994.
Gia đình nhà Clinton tại bữa tiệc Halloween tổ chức ở Nhà Trắng năm 1994.Tổng thống Bill Clinton và phu nhân hóa trang thành những ca sĩ với phong cách cao bồi miền Tây trong mùa Halloween năm 1995.
Gia đình nhà Clinton tại bữa tiệc Halloween tổ chức ở Nhà Trắng năm 1994.Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama phát kẹo cho những em nhỏ gõ cửa Nhà Trắng trong đêm Halloween năm 2009. Theo tục lệ, vào đêm Halloween, các em bé sẽ đi gõ cửa từng nhà, chủ nhà khi ra mở cửa sẽ phải bỏ bánh kẹo vào túi cho các em bé.

Đại gia số một 2013: Bí quyết kiếm ngàn tỷ

Đứng đầu trong các đại gia

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố thông tin cho thấy chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ vẫn đang nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu áp đảo trong DN do chính doanh nhân này gây dựng lên cách đây hơn 10 năm. Theo đó, ông Vũ đang nắm giữ gần 43 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 44,5% vốn tính tại thời điểm cuối tháng 9/2013.

Số lượng cổ phiếu và tỷ lệ cổ phần ông Vũ nắm giữ không có nhiều thay đổi so với cuối năm ngoái hay so với thời điểm một năm trước đó (năm tài chính của HSG kết thúc vào cuối tháng 9) nhưng tổng giá trị cổ phiếu mà ông Vũ đang nắm giữ lại tăng hơn 2 lần.

Cũng giống như diễn biến chung trên thị trường, cổ phiếu HSG tăng giá mạnh trong gần 5 tháng đầu năm 2013 và vẫn đang giữ được mức giá cao vào thời điểm hiện tại, cuối tháng 10 này. Đi cùng với đó, túi tiền của rất nhiều đại gia nở phình ra.

Điểm khác biệt có lẽ ở tốc độ kiếm tiền, và nếu xét theo khía cạnh này thì không ai trong số 20 người giàu nhất trên TTCK sánh được ông Lê Phước Vũ.

Tính từ đầu năm tới nay, doanh nhân phật tử Lê Phước Vũ đã "kiếm" thêm khoảng 830 tỷ đồng, nâng tổng túi tiền tính theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ lên trên 1.600 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 100%.
 
Đại gia số một 2013: Bí quyết kiếm ngàn tỷ
 
Đại gia có tốc độ tăng bám sát nút ông Vũ là ông trùm ngành thép Trần Đình Long - người đang điều hành Tập đoàn Hòa Phát - với kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong thời kỳ BĐS vẫn trầm lắng. Tốc độ tăng tài sản của ông Long là hơn 1,7 lần trong 10 tháng đầu năm.

Cùng thời điểm này, trong tốp 20 người giàu nhất sàn, không ít người chứng kiến tài sản giảm, như bà Nguyễn Hoàng Yến (MSN), ông Hồ Hùng Anh (MSN), ông Nguyễn Văn Đạt (DPR), Trần Phát Minh (STB), Trầm Trọng Ngân (STB).

Không nằm trong tốp 20, nhưng vợ ông Lê Phước Vũ là bà Hoàng Thị Xuân Hương cũng có tốc độ tài sản tăng giống như ông Vũ. Bà Hương đang sở hữu hơn 6,7 triệu cổ phần HSG, tương đương gần 7% vốn tại DN này, với tài sản tăng thêm 120 tỷ lên gần 260 tỷ đồng.

Cũng như nhiều cổ phiếu khác, HSG tăng giá là do nền kinh tế sáng sủa hơn so với một năm trước, các DN chịu ít áp lực hơn, lãi suất vay thấp hơn, dòng tiền được cải thiện đáng kể... Tuy nhiên, tăng ngoạn mục nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng (trong số các đại gia hàng đầu) có lẽ chỉ có HSG, HPG, HVG.

Bí quyết của các ông trùm kiếm tiền

Có thể thấy, tốc độ tăng tài sản gấp hai lần trong vòng một năm là điều hiếm thấy trên TTCK cũng như trong cộng đồng DN. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của một DN thông thường chỉ khoảng 15%. Giá cổ phiếu theo đó cũng chỉ tăng ở mức gần tương tự. Những trường hợp tăng gấp đôi rất hiếm, đặc biệt đối với các DN có quy mô lớn.

Trường hợp ông Lê Phước Vũ, túi tiền của đại gia này tăng mạnh chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng của Tập đoàn Hoa Sen. Hiện DN này chưa công bố báo cáo hợp nhất, nhưng trong niên độ tài chính 1/10/2012 - 30/9/2013, Công ty mẹ Hoa Sen lãi hơn 608 tỷ đồng, tăng 68% so với niên độ tài chính 2011-2012.

Còn với người giàu thứ ba trên TTCK, ông Trần Đình Long, tài sản của đại gia này tăng mạnh là vì Tập đoàn Hòa Phát kinh doanh vượt trội, chỉ trong 9 tháng đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 27%. HVG của ông Dương Ngọc Minh cũng thế.

Như vậy, tài sản của các đại gia tăng là do DN kinh doanh tốt và dấu ấn lèo lái DN rất lớn của những người đứng đầu.

Chẳng hạn, nói tới Hoa Sen, giới đầu tư không thể không nhắc tới ông Lê Phước Vũ với sự bứt phá mạnh mẽ ngay từ nửa đầu năm 2013 và lọt vào tốp 10 người giàu nhất trên TTCK. Hoa Sen hiện vươn lên hàng đứng đầu cả nước về sản phẩm tôn (chiếm 42% thị phần). Hay với Hòa Phát, thành công của DN này gắn liền với tên tuổi của đại gia Trần Đình Long. Đây là một trong những DN lớn và có hiệu quả kinh doanh lớn nhất ngành thép ViệtNam, với dấu ấn của đại gia hai lần sắm máy bay triệu đô phục vụ công việc.

Có thể thấy, trong khó khăn mới xác định được đâu là kẻ mạnh. Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng, một số DN không những vượt lên trên giông bão mà còn tận dụng được khủng hoảng để mở rộng thị phần.

Việc thắng bại của DN phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh. Với HSG, HPG hay HVG, chiến lược phát triển là tập trung vào thế mạnh riêng của mình; xây dựng hệ thống bán lẻ tốt, thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng cũng như giá cả cạnh tranh là yếu tố giúp các DN bứt phá nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các DN này luôn coi trọng yếu tố minh bạch, sẵn sàng chia sẻ thông tin với các CTCK, với các NĐT, quỹ đầu tư, báo giới...

Tất nhiên, đứng đằng sau các thành công của DN chắc chắn đóng góp quan trọng nhất là của những người lãnh đạo. Tầm nhìn, sự nỗ lực và nhiệt huyết của họ là yếu tố giúp các DN phát triển. Tuy nhiên, về lâu dài, việc xây dựng một hệ thống quản trị chuyên nghiệp là cần thiết cho sự phát triển bền vững của DN, tránh khả năng suy thoái khi cá nhân kiệt xuất không còn ở vị trí lãnh đạo.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

HOAN HÔ BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

THỜI GIAN QUA HÀNG LOẠT NHỮNG SAI TRÁI XẢY RA KHẮP MỌI NƠI LÀM NGÀNH Y TẾ BỊ BAO TRÙM TRONG BỨC MÀN ĐEN U ÁM. HIỆN NAY NÓI ĐẾN ĐI BỆNH VIỆN, CẢ CÔNG LẪN TƯ, AI CŨNG LẮC ĐẦU LÈ LƯỠI, SỢ ĐẾN PHÁT KHIẾP. TUY NHIÊN Ở ĐÀ NẴNG ĐANG NỔI LÊN MỘT ĐIỂM SÁNG BẤT NGỜ NẾU NHƯ BÀI VIẾT SAU ĐÂY  ĐÚNG SỰ THẬT. NẾU ĐÚNG VẬY, HOAN HÔ NGÀNH Y TẾ ĐÀ NẴNG, HOAN HÔ BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG VÀ KHÔNG QUÊN HOAN HÔ ANH NGUYỄN BÁ THANH TRONG CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG ĐẮN VỀ PHÁT TRIỂN Y TẾ. ĐỒNG THỜI CŨNG HOAN HÔ ĐÀI PTTH ĐÀ NẴNG ĐÃ CÓ BÀI VIẾT KỊP THỜI VỀ MỘT ĐIỂM SÁNG.

CHUYỆN KHÔNG THỂ TIN Ở BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Chuyện thứ nhất là bố vợ của một cậu vừa mất, sau khi nằm hơn một tháng trên giường bệnh của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, theo ước tính của cậu ấy thì chi phí thuốc men, một ngày ít nhất cũng hơn 1 triệu.
Ông cụ mất hơn một tuần thì cậu con rể đến bệnh viện để thanh toán các khoản chi phí sau khi lo xong chuyện ma chay. Khi làm thủ tục, cậu bạn tôi ngỡ ngàng khi được bệnh viện thông báo là…không tốn một đồng nào cả. Chuyện này không liên quan đến bảo hiểm y tế, mà là do ông cụ thuộc đối tượng bệnh nhân trên 80 tuổi, nên được miễn toàn bộ chi phí thuốc men và viện phí. Thì ra đây là quy định của TP mà người của bệnh viện nói là do “Ông Thanh (ông Nguyễn Bá Thanh) quyết như vậy”.

Chuyện thứ hai là chuyện do một anh bạn khác kể. Chuyện là, vừa rồi, anh chở mẹ vợ đi thăm một người quen, phải mổ và điều trị tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, theo anh chứng kiến thì phòng bệnh nhân nằm rất sang, phòng nào cũng có máy lạnh, anh vào cái toilet trong buồng bệnh để “tìm hiểu”, thấy có một cái nút “lạ” bèn táy máy bấm vào, ai ngờ không lâu sau đó có một cô y tá chạy vào ngay, thì ra, đây là nút báo khẩn cấp dành cho bệnh nhân khi vào toilet, nếu có chuyện gì nghiêm trọng thì bấm vào đó, đèn ở ngoài sẽ báo đỏ và nhân viên y tế sẽ can thiệp ngay.
Chuyện tưởng nhỏ như vậy nhưng dễ gì có ở các bệnh viện khác kể cả ở Hà Nội hay TPHCM. Liên quan đến Bệnh viện Ung thư, người viết cũng đã vào đây một vài lần và nhận thấy rằng, đây quả là Bệnh viện rất quy mô và đẹp nhất mà bản thân từng thấy, nó trông như một cái khách sạn loại sang, vừa có công viên, có nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân, có “Cháo tình thương” phát miễn phí sáng, trưa chiều cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, mà lại rất ngon và bổ… Đây đúng nghĩa là “Nhà Thương” mà hồi xưa ông bà ta thường nói vì nó không lấy tiêu chí dịch vụ làm đầu mà đưa tiêu chí chăm sóc sức khỏe lên hàng đầu. Đến Bệnh viện này, dân nghèo, nhất là đặc biệt nghèo, không phải lo lắng về tiền bạc khi lâm bệnh, vì bệnh nhân sẽ được điều trị miễn phí.
Bệnh Viện Ung Thư Đà Nẵng

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, hồi còn làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã bày tỏ về Bệnh viện này: “Chúng ta sẽ quyết tâm xây dựng thành công một Bệnh viện Ung thư, một trung tâm chẩn đoán và tầm soát ung thư hiện đại và một viện nghiên cứu về ung thư trên dải đất này. Đây là một bệnh viện ung thư hoạt động mang tính từ thiện, nhân đạo, hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam. Những bệnh nhân ung thư đặc biệt nghèo sẽ được miễn phí hoàn toàn”.
Bệnh viện 600 giường cho chuyên khoa sản và nhi

Trong khi nhiều bệnh viện ở các TP khác nêm cứng bệnh nhân, như tại TPHCM, bệnh nhân trẻ em không phải nằm viện mà “ngồi viện” bởi vì quá tải, thì Đà Nẵng lại xây dựng một bệnh viện hiện đại và miễn phí cho người nghèo. Điều mới mẻ khác nữa là việc tổ chức cho người nhà bệnh nhân ăn ở, không để nằm phải la liệt ngoài hành lang hay chui dưới gầm giường người bệnh.
Đã từng có nhiều bệnh nhân đi khám chữa bệnh ở nước ngoài, khi trở về, có người đã nói rằng: “Khám ở bệnh viện ở Singapore hay Mỹ, mới thấy mình là một con người”. Những nhận xét đó đó rất đáng để mọi người suy ngẫm. Và Đà Nẵng đã tiên phong cho hành động này.
Bệnh viện Đà Nẵng
Nhân “lan man” về chuyện “bệnh viện ở Đà Nẵng” cũng cần biết thêm là ở Đà Nẵng, bệnh nhân chạy thận nhân tạo không phải tốn tiền, vào bệnh viện công lập được giữa xe miễn phí, đi cầu thang máy không phải tốn tiến và các chi phí khi xe cứu thương phải bỏ ra khi làm nhiệm vụ đều được miễn đối với người được cấp cứu cũng như đối với các nạn nhân của các vụ tai nạn.
Để hướng tới một Đà Nẵng “Thành phố đáng sống” còn là một quá trình lâu dài, nhưng chí ít, khi lạm bàn về chuyện “đang sống” từ những điều mắt thấy tai nghe ở trên, dù là dưới “góc độ bệnh viện” cũng thấy mục tiêu nhân văn kia hoàn toàn không phải là điều viển vông!
Theo ĐÀI PTTH ĐÀ NẴNG

Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn

Wikipedia có viết: "Nam Phương Hoàng hậu có khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay thuộc Thị Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse"
Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam, hoàng hậu Nam Phương nổi danh với sắc đẹp ít ai sánh bằng.
Từ nhỏ, bà cùng chị đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống sung sướng an nhàn, trải qua tuổi hoa niên êm đẹp với đầy đủ vật chất và tinh thần. Năm 12 tuổi bà được gia đình gởi đi Pháp và mang quốc tịch Pháp. Bà du học tại trường nữ danh tiếng ở Paris thời bấy giờ là Couvent des Oiseaux. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trở về Việt Nam và gặp được Vua Bảo Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt.
Mặc dù có nhiều rào cản do hoàng hậu Nam Phương là người theo đạo công giáo nhưng cuối cùng năm 1934 Bảo Đại cũng được phép tổ chức hôn lễ với người vợ vừa thông minh sắc sảo vừa quyến rũ khôn cùng.
Được biết, trước khi trở thành vợ của Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đã dược vinh danh tại các cuộc thi sắc đẹp mà đỉnh cao là 3 lần giành giải Hoa hậu Đông Dương.
Với nhan sắc "chim sa, cá lặn", hoàng hậu Nam Phương luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho những tay nhiếp ảnh hồi đó từ trong nước đến quốc tế.
Chính vì thế, không có gì là khó hiểu khi bây giờ kho ảnh về hoàng hậu Nam Phương lại vô cùng phong phú đến như vậy.
Cùng chiêm ngưỡng nhan sắc của bà hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam qua ảnh:
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Vẻ đẹp rạng ngời làm say đắm vua Bảo Đại.

Khuôn mặt thanh thoát, nước da trắng ngần của hoàng hậu Nam Phương khiến nhiều người ngẩn ngơ.

Vẻ đẹp mặn mà trong bộ áo dài dân tộc.
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
 

Một trong những bức ảnh được bà chụp tại Pháp.

Nam Phương trong ngày nhận ngôi vị hoàng hậu. Ảnh chụp ngày 21/3/1934.
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
 
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Hình ảnh của hoàng hậu Nam Phương trên 2 con tem.
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Với vẻ đẹp của mình, hoàng hậu Nam Phương luôn trở thành đề tài nhiếp ảnh vô cùng hấp dẫn thời bấy giờ.
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Ngay cả sau khi có công chúa và hoàng tử, hoàng hậu Nam Phương vẫn giữ được nét đẹp vốn có của mình.
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Vẻ đẹp không bị thời gian vùi lấp của bà mẹ 5 con.
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
Sở hữu vóc dáng cao ráo, Nam Phương hoàng hậu không hề kém cạnh khi đứng cùng nam nhân thời đó.

 
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam sở hữu nhan sắc chim sa, cá lặn
 

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Thu Phương nhớ về một thời nghèo khó ở Hà Nội

Thu Phương nhớ về một thời nghèo khó ở Hà Nội 

Những ngày học nhạc ở thủ đô, vì cuộc sống thiếu thốn, mỗi tháng, nữ ca sĩ chỉ đủ tiền ăn một cây kem. 
Khi đêm diễn đầu tiên Mùa thu của Phương tại Sài Gòn hôm 20/10 vẫn chưa kịp nguội cảm xúc, Thu Phương tiếp tục mang chương trình ra Hà Nội vào tối qua (22/10), nơi chôn giấu cả trời kỷ niệm với cô. Khác với lần đầu trở về thủ đô cách đây hai năm tại không gian nhỏ của khán phòng Ngụy Như Kon Tum, Thu Phương đã có sân khấu lớn hơn tại Cung Văn hóa Hữu nghị để thỏa sức cất giọng và ôn lại những vui buồn trong sự nghiệp và cuộc sống.
thu-phuong3-1446-1382493238.jpg
Trở về vào đúng mùa thu Hà Nội, Thu Phương nghẹn ngào bởi được sống lại với những kỷ niệm ngày xưa. 
Để tổng kết chặng đường 25 năm ca hát của Thu Phương trong vòng ba tiếng đồng hồ của đêm nhạc là điều khó khăn, bởi nữ ca sĩ gốc Hải Phòng có nhiều giai đoạn thăng trầm với bao tâm sự. Tuy nhiên, êkíp thực hiện đã khéo xây dựng câu chuyện cho Thu Phương với mùa thu ở nhiều cung bậc cảm xúc. Hơn 30 bài hát trong đêm diễn được biên tập, chọn lọc phù hợp với tâm trạng của cô: khát khao trở về quê hương, sống lại những kỷ niệm đẹp của ngày xưa, để rồi lại tiếc nuối khi một lần nữa phải rời xa. 
Hà Nội là mảnh đất gắn với nhiều kỷ niệm nhất trong cuộc đời Thu Phương từ khi cô rời Hải Phòng lên thủ đô học nhạc năm 13 tuổi. Cô nhớ, mỗi ngày, cô đều đi bộ đến Nhạc viện Hà Nội từ Nhà hát Tuổi trẻ, qua con phố Nguyễn Du ngào ngạt hương hoa sữa. Hương thơm nồng nàn của hoa sữa vẫn ám ảnh cô đến tận bây giờ. Trong lần đầu về Hà Hà Nội biểu diễn cách đây hai năm vào khoảng tháng 8, Thu Phương tiếc nuối khi không được ngửi hương hoa sữa quen thuộc. Lần này, chọn thời điểm cuối tháng 10 để về thủ đô, cô đã thỏa lòng mong ước.  
Thu Phương kể, ngày xưa, cuộc sống thiếu thốn, mỗi tháng học bổng của cô chỉ có 19.000 đồng cộng với 17,5 kg gạo. Cô chỉ dám ăn 10 kg, còn 7,5 kg đem bán, lấy tiền mua thức ăn. Cũng vì không có tiền nên mỗi tháng, Thu Phương chỉ dám ăn kem Tràng Tiền một lần. Ngày đó không có xe, cô đi bộ từ Ngô Thì Nhậm lên tận Tràng Tiền. Vì thế, nữ ca sĩ nhớ mãi hương vị của những cây kem ấy. Hàn huyên chuyện cũ, Thu Phương lại nghẹn ngào, rơi nước mắt. 
“Đôi lúc tôi nghĩ về Hà Nội với bao nhiêu nước mắt, giống như lời một ca khúc của Phú Quang: Làm sao về được mùa đông, mùa thu cây cầu đã gãy. Thôi đành ru lòng mình vậy, vờ như mùa đông đã về. Đúng là phải đi xa thì mới thấy hết được tình yêu tôi dành cho Hà Nội lớn lao đến nhường nào và mới cảm nhận được tận cùng nỗi nhớ” - Thu Phương tâm sự.
thu-phuong1-5602-1382493239.jpg
Bố mẹ và các con của nữ ca sĩ đã quay một video gửi lời chào và lời chúc mừng liveshow của Thu Phương. 
Nhớ về quá khứ rồi nhìn vào hiện tại, Thu Phương cảm thấy mãn nguyện bởi lần trở về Hà Nội lần này của cô có vòng tay ấm áp của những người thân trong gia đình. Anh trai cô - nhạc sĩ Quang Minh và em gái - người đẹp Kim Oanh - đã xuất hiện bên cô trên sân khấu tối qua để cùng chia sẻ về thời thơ bé được bố dạy hát bên cây đàn guitar. 
Giây phút cảm động nhất trong chương trình là lúc Thu Phương được xem đoạn video ngắn có đầy đủ bố mẹ và các con cô ở Mỹ. Bố cô nói rằng, ông rất hạnh phúc khi ba người con được đứng cùng nhau trên sân khấu quê nhà. Riêng bốn đứa con của Thu Phương (hai con với chồng cũ Huy MC và hai con với người chồng hiện tại, Dũng Taylor) lại chúc bố mẹ, bác Quang Minh, cô Kim Oanh có đêm diễn khó quên với công chúng. Khi nhìn thấy hình ảnh các con và bố mẹ, Thu Phương đã không kìm được nước mắt vì nhớ gia đình.
thu-phuong2-2599-1382493239.jpg
Ba anh em Thu Phương hội ngộ trên sân khấu để cùng nhớ về thời thơ ấu với những bài hát quen thuộc của cha. 
Suốt ba tiếng diễn ra, liveshow Mùa thu của Phương đong đầy cảm xúc buồn vui. Thu Phương đã hát và thăng hoa trong những hồi tưởng về quãng thời gian dài 25 năm với bao sóng gió. Cuộc đời cũng như âm nhạc của cô được ví như “dòng sông lơ đãng”, cứ ngỡ phẳng lặng trôi nhưng chưa bao giờ thôi cuộn trào, khát khao được ra biển lớn.
Gặp lại khán giả Hà Nội vào đúng mùa thu, cô thỏa lòng tự sự về chính cuộc đời mình. Cô bảo, có lẽ sinh ra và lớn lên ở vùng biển nên người con gái như cô cứ phải chứng tỏ mình kiên cường như ngọn sóng, đối đầu với mọi giông tố của số phận. Và khi đã vượt qua những nông nổi, bồng bột, nhìn lại mới thấy thời gian sao trôi quá nhanh. Cô không ngừng thúc giục mình hãy về với biển, cánh chim hải âu, những bông hoa phượng rực cháy ẩn sâu trong ký ức.
Ở những giây phút cuối của đêm diễn, nữ ca sĩ dành Đêm nằm mơ phố, Như chưa bắt đầu để chào tạm biệt khán giả trước khi lại chia xa. Cô tâm sự, câu chuyện cô gửi trong liveshow đã viết xong nhưng lòng cô thì còn có bao điều muốn nói.
Quỳnh Như

“Ngại chống tham nhũng vì ai cũng đầy rẫy khuyết điểm, nhập nhằng”

“Ngại chống tham nhũng vì ai cũng đầy rẫy khuyết điểm, nhập nhằng”

(Dân trí) - “Nhiều vụ án tôi thấy chủ yếu xử người ở cuối dây và mới chỉ đánh mơn man bên ngoài tham nhũng. Theo tôi muốn đạt hiệu quả phải đánh thẳng vào người có chức, có quyền và cả lực lượng chống tham nhũng nữa”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói.

Bên lề buổi thảo luận tổ thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/10, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương đã thẳng thắn trao đổi với báo chí về vấn đề chống tham nhũng. Theo đại biểu Đương, không phải ai cũng mạnh dạn nói về tham nhũng bởi bản thân mỗi người tự cảm thấy đầy rẫy những khuyết điểm, những nhập nhằng trong tiền bạc. Vì vậy, nếu họ đề cập đến vấn đề chống tham nhũng thì lại sợ người khác bới ra cái sai của mình.
Phải khởi tố điều tra chính cán bộ nương nhẹ tham nhũng, Đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
"Phải khởi tố điều tra chính cán bộ nương nhẹ tham nhũng", Đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Một số vụ án tham nhũng lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã được các cơ quan chuyên trách ở Trung ương phát hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nương nhẹ, giơ cao đánh khẽ trong xử lý tham nhũng khiến nhiều người lo ngại căn bệnh này bị lờn thuốc, thưa ông?
Những vụ án tham nhũng lớn nếu người trên nghiêm, quyết đưa ra xử thì sẽ làm được. Thế nhưng trong nhiều vụ án tôi thấy chủ yếu xử lý người ở cuối dây như kế toán, thủ quỹ. Đáng lẽ ra những vụ ấy phải xử lý giám đốc hoặc chủ tịch mới đúng vì họ mới là người quyết định sự việc.
Việc xử cho xong như thời gian qua là không đáp ứng được yêu cầu. Tôi đã nhiều lần nói thẳng mới chỉ đánh mơn man bên ngoài tham nhũng. Theo tôi, đánh tham nhũng phải đánh thẳng vào những người có chức cao, quyền cao thì mới hiệu quả.
Nhiều vụ án điển hình như thương vụ Dương Chí Dũng và đồng bọn mua ụ nổi 83M cho thấy một cá nhân không thể “nuốt trôi” được mà phải có cả hệ thống cùng bắt tay rút ruột tiền của nhà nước thế nhưng khi xử lý vẫn chỉ thấy “nhỏ giọt” vài ba đối tượng?
Những cái lớn như vậy có phải cây kim, sợi chỉ đâu mà “nuốt trôi” được. Khi nhập khẩu những tài sản lớn như thế có sự kiểm soát rất chặt chẽ của cơ quan an ninh, thậm chí có cả những lực lượng đặc biệt khác nữa. Tôi cho rằng việc truy cứu đến cùng những người có quyền quyết định là việc rất cần thiết. Thế nhưng hiện nay để làm được điều đó không dễ, vướng rất nhiều, đụng chạm rất nhiều.
Trong thời gian ngắn đối tượng có liên quan trong những “đại án” tham nhũng tại Vinalines… không thể hoàn tất hành vi của mình mà nó đòi hỏi phải có cả quá trình. Đến khi các đối tượng đó “đút túi” hàng ngàn tỉ đồng vụ việc mới được phát hiện. Điều đó có cho thấy bộ máy chống tham nhũng có vấn đề hay chính sách còn nhiều sai sót dẫn đến tham ô, tham nhũng, thất thoát?
Tôi phải nói rằng chính sách không sai. Chủ trương, chính sách lớn của mình là đúng, thế nhưng các văn bản quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực còn nhiều sơ hở dẫn đến các đối tượng lợi dụng nó để ban hành các quyết định “cá biệt”. Thế nên nhiều đối tượng mới “đục nước béo cò” ra những quyết định đầu tư, thẩm định đấu giá sai trái nhằm kiếm lợi cho riêng mình. Tôi cho việc này có trách nhiệm của Quốc hội. Quốc hội có trách nhiệm phải sửa để bịt kín những sơ hở đó.
Việc xử lý hành vi tham nhũng có biểu hiện nương nhẹ, vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật, hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, bị can, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Vậy có cách nào xử lý những cán bộ cố tình “bẻ cong” hành vi tham nhũng không, thưa ông?
Phải khởi tố điều tra chính những anh đó. Chính những anh đó mới là người bao che tội phạm. Ở nhiều nước chống tham nhũng trước hết người ta tấn công thẳng vào lực lượng chống tham nhũng. Họ điều tra chính cảnh sát, công tố, thẩm phán trước. Để làm được điều đó nước ta phải có cơ chế đặc biệt chống tham nhũng, còn vẫn cứ cơ chế như hiện nay thì không làm được.
Tham nhũng diễn ra tràn lan như hiện nay, còn có lý do nhiều người biết nhưng làm ngơ không muốn hoặc không dám tố cáo một mặt vì nể nang, né tránh vì ngại điều đó gây phiền hà cho bản thân?
Không phải ai cũng mạnh dạn tố cáo tham nhũng vì người chống tham nhũng phải có bản lĩnh. Một trong những lý do những người không dám nói ra tham nhũng là bản thân họ cũng đầy rẫy những khuyết điểm, cũng có những nhập nhằng trong tiền bạc.
Đến nay cử tri rất sốt ruột trong việc xử lý 10 đại án tham nhũng phức tạp, nghiêm trọng, như tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên, Vinalines… Theo ông, lo lắng đó của cử tri có chính đáng?
Tham nhũng càng để lâu càng dễ hóa bùn. Làm gì thì làm năm 2014 phải kết thúc xong 10 vụ án tham nhũng đó. Nếu đưa vào tay tôi chỉ đạo sẽ làm được trong thời gian ngắn nhất. Hành vi rõ đến đâu tôi cho xử đến đó chứ không hợp tất cả lại rồi kéo dài đến vài năm không xong.
Còn vấn đề tham nhũng thì cử tri biết hết. Họ nói thẳng với tôi rằng nếu chống tham nhũng tốt nước ta không phải vay nợ nhiều mà vẫn thay đổi từng ngày. Bởi vì tiền nhà nước không phải là ít, tại sao lại đi đâu hết trong khi đầu tư công chưa được bao nhiêu.
Quang Phong (ghi)

Phải thay đổi nhận thức lịch sử

(PetroTimes) - Dư luận đang bày tỏ sự bất bình về việc sách giáo khoa lịch sử của các cấp học, không có dòng chữ nào nói về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà chỉ có vài bức ảnh minh họa. Phóng viên PetroTimes đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa ông, dư luận đang xôn xao về chuyện bộ sách giáo khoa lịch sử các cấp học của chúng ta không hề nhắc một chữ nào đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù trong đó có nói rất nhiều đến các chiến thắng lớn của quân đội nhân dân trong lịch sử đương đại. Là một nhà sử học, quan điểm của ông như thế nào về việc này?
Ông Dương Trung Quốc: Có thể nói, sự ra đi của Đại tướng đã thức tỉnh chúng ta rất nhiều điều. Điều mà dễ nhận thấy nhất là tình cảm kính trọng, yêu thương, cảm phục vô bờ bến của người dân dành cho Đại tướng… Đúng là Đại tướng của nhân dân, cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước. Sự ra đi của Đại tướng và đám tang của ông làm chúng ta nhận ra nhiều điều mà lâu nay chúng ta không nhận thấy.
Lòng dân là thế đấy. Không có cái gì giấu được dân. Yêu thương hay ghét bỏ… Chỉ đến lúc về cõi vĩnh hằng mới có thể nhận thấy chân giá trị trong mỗi con người.
Ông Dương Trung Quốc
Việc phát hiện trong hệ thống sách giáo khoa của chúng ta không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một điều đáng suy nghĩ. Theo tôi, đúng là với lịch sử đương đại, các vấn đề đánh giá cá nhân là điều không đơn giản. Có rất nhiều sự kiện, nhiều con người mà phải có một thời gian thì sự đánh giá mới chính xác, đi vào lòng dân và sử sách.
Hình như ở nước ta, từ lâu nay đã hình thành quan điểm né tránh các yếu tố cá nhân. Theo tôi nghĩ, ngay như Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhắc đến nhiều cũng là nhắc đến như biểu tượng của một yếu tố mang tính chất đặc trưng của một thời đại thôi. Những chi tiết liên quan đến đời sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là một nhân vật nhiều khi chúng ta cũng né tránh.
Vì thế mà phát hiện này có thể nói lên cả 2 điều: một là quan điểm của chúng ta lâu nay, thứ hai là sơ suất của chúng ta. Phải phân tích cả hai điều đó cho thấu đáo.
Ví dụ như, khi nhắc đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, đương nhiên là sẽ có một tập thể tướng lĩnh, có đông đảo chiến công của quân đội, nhân dân, nhưng vai trò của cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp là rất rõ ràng và đã được công nhận. Không nói kỹ về vai trò Tư lệnh chiến dịch của Đại tướng đúng là khó có thể chấp nhận được. Cũng qua việc này, tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội để chúng ta xem xét lại không chỉ riêng trường hợp Đại tướng, mà còn nhiều người khác. Chúng ta có nhiều tướng lĩnh giỏi, có công trạng đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh giành độc lập cho dân tộc, nên việc tôn vinh là rất cần thiết, đặc biệt là trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Ví dụ, trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chúng ta rất ít khi nhắc đến gương mặt của các tướng lĩnh. Việc làm tượng các tướng lĩnh là một việc rất nhiều người e ngại, người này hay người kia, ai làm trước, ai làm sau. Tôi là người bên Hội Sử học. Trong hoạt động “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, tôi tổ chức rất nhiều kỷ niệm các tướng lĩnh, làm rất nhiều tượng các tướng lĩnh. Nhưng khi tặng cho các đồng chí bên bảo tàng thì các đồng chí ấy có nói là rất muốn làm, nhưng rất e ngại vì không có chủ trương. Ngẫm cũng thấy buồn…
Dần dần chúng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử thì mới thấy được lịch sử không vô nhân xưng, lịch sử có bóng dáng con người và là những tấm gương để mọi người có thể học hỏi. Không có con người thì lấy đâu ra lịch sử?
Tôi nghĩ rằng, riêng việc chúng ta xem xét lại sách giáo khoa với những chi tiết liên quan đến Đại tướng là cần phải làm ngay. Còn việc thay đổi sách giáo khoa thì phải có quy trình theo quy định của luật pháp và trên cơ sở quan điểm nhất quán. Dẫu sao, sách giáo khoa cũng là mang tính chất chuẩn mực quốc gia.
PV: Thưa ông, đang có một câu hỏi được đặt ra là các nhà soạn sách giáo khoa không phải là không am hiểu lịch sử, họ biết rất rõ, nhưng lại không đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào trong sách giáo khoa là do những lý do cá nhân mà bị ảnh hưởng từ thời kỳ trước - thời kỳ mà vai trò của Đại tướng hầu như không được nhắc đến nhiều trong các dịp nói về những chiến thắng quan trọng?
Ông Dương Trung Quốc: Trong ký ức các thế hệ như tôi và anh thì đều nhớ kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - trong sự kiện lịch sử ấy, người ta hầu như không nhắc đến Đại tướng.
Bây giờ, nếu mổ xẻ chuyện này thì cũng ra nhiều vấn đề đấy. Tất nhiên là có những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị, xã hội. Tôi nghĩ đó là chuyện thường thấy trong xã hội hiện đại. Quan trọng là khi đã trở thành một tri thức lịch sử thì phải tìm được một sự đồng thuận cao của xã hội.
Ai là người có thể xác định thước đo này?
Có lẽ chính lễ tang Đại tướng vừa rồi - mà tôi hay sử dụng hình tượng là nhân dân đã bỏ phiếu tín nhiệm cho Đại tướng. Và chính sự “bỏ phiếu” này mới làm cho chúng ta nhận thức ra rất nhiều điều về Đại tướng và nhiều vấn đề khác. Nếu không thì chỉ là những chi tiết lịch sử mà không ai là người đứng ra thẩm định, đánh giá. Chúng ta nói đến vai trò, trách nhiệm của nhà sử học và rõ ràng, chúng ta phải có thay đổi về nhận thức lịch sử.
Nhưng tôi nghĩ, có lẽ không nên trách những nhà biên soạn sách giáo khoa. Theo quy trình của làm sách, phải có những cơ quan cuối cùng thẩm định. Tôi cho rằng, điều này là một trách nhiệm tổng thể, chứ không nên quy kết vào bất kỳ cá nhân nào cả. Nhưng dù thế nào chăng nữa, việc không đưa Đại tướng vào những chiến công đã được sử sách ghi nhận là thiếu sót quá lớn. Tôi hy vọng rằng, bộ sách giáo khoa lịch mới sẽ được sửa chữa thiếu sót này.
PV: Thưa ông, vua Đường Thái Tông của Trung Quốc có một câu rất hay là “Soi vào tấm gương bằng đồng thì thấy được râu tóc của ta. Soi vào tấm gương của lịch sử thì thấy được việc ta làm hôm nay đúng hay sai”. Vậy với tư cách là một nhà sử học, theo ông, câu nói đó hiện nay có còn giá trị không?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ những câu đã trở thành danh ngôn thì đã là một tổng kết của lịch sử rồi. Nhiều nhà lãnh đạo của chúng ta hiện nay không có tư duy lịch sử, mà nặng về tư duy nhiệm kỳ.
Phải nghĩ rằng, sau này lịch sử sẽ viết về cá nhân mình, thời đại mình đang cầm quyền như thế nào. Như thế thì người ta sẽ có ý thức hơn, trách nhiệm hơn đối với việc thực thi vai trò của mình. Tư duy lịch sử rất quan trọng. Đương nhiên là lịch sử thì phải có thời gian, chúng ta không thể quá sốt ruột được. Với tất cả thay đổi, chúng ta sẽ thấy rất rõ sự công bằng, công minh của lịch sử.
Tôi cũng rất hy vọng rằng, các nhà lãnh đạo hiện nay hãy nhìn vào lễ tang của Đại tướng để mà thấy lòng dân. Và nhớ câu của cụ Nguyễn Trãi: “Làm lật thuyền mới biết sức dân là nước”.
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Như Phong (thực hiện)

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Ba trẻ sơ sinh tử vong tại Quảng Trị: Do tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung

Theo nguồn tin riêng của Báo Lao Động, cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin viêm gan B ngày 20.7 tại BV Đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).
Thời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắcxin. Do ở đây, vắcxin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắcxin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.

Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xilanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.

Sai phạm thứ hai, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn.

Hiện nay, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BV Đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người.

Phá thiêng lời xin lỗi ngàn vàng của quan chức Việt Nam

 “Vấn đề là xin lỗi để làm gì? Cái quan trọng là cần sửa chữa chứ không phải xin lỗi. Vì càng xin lỗi thì người dân càng mất lòng tin” - ông Dương Trung Quốc tỏ ra bức xúc trước việc Bộ Y tế xin lỗi người dân sau vụ bác sĩ ném xác phi tang.

Theo NLĐ dẫn lời, sau khi buổi thảo luận Quốc hội 23/10 kết thúc, Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nêu ý kiến về việc Bộ Y tế xin lỗi nhân dân sau khi sự việc bác sĩ ném xác nạn nhân xuống sông.
"Vấn đề là xin lỗi để làm gì? Cái quan trọng là cần sửa chữa chứ không phải xin lỗi, vì càng xin lỗi thì người dân càng mất lòng tin", ông nói.
Trước đó, TTO đưa tin,  tối 22/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các vụ, cục liên quan về vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném thi thể bệnh nhân xuống sông Hồng để phi tang.
Trong ngày 22/10, ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế Phạm Thị Thanh Bình đã có văn bản khẩn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội báo cáo vụ việc và báo cáo từ Sở Y tế đã được chuyển tới Bộ Y tế ngay chiều cùng ngày.
Xin lỗi để làm gì khi đã mất lòng tin? Ông Dương Trung Quốc cho ý kiến
Theo thông tin từ Bộ Y tế, do Bộ trưởng Bộ Y tế đang đi công tác tại Philippines (tham dự hội nghị lần thứ 64 của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương), nên Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên sẽ ký văn bản thay mặt ngành y tế chia buồn với gia đình nạn nhân, xin lỗi toàn thể nhân dân, đồng thời sẵn sàng phối hợp với cơ quan liên quan làm sáng tỏ vụ việc.
Có thể dễ dàng nhận thấy, thông qua vụ việc vừa rồi của ngành y tế, ông Dương Trung Quốc đang tố cáo việc nhận trách nhiệm, xin lỗi của các cơ quan công quyền khi có sự cố xảy ra không giải quyết được vấn đề gì, một khi lòng tin của nhân dân vào đó đã bị mất. Nếu xin lỗi mà để đấy thì đừng nên xin lỗi làm gì.
Nhớ lại những vụ việc tương tự trước đây, các cơ quan công quyền của Việt Nam đã rất nhanh nhẹn nói lời xin lỗi mỗi khi xảy ra sự cố. Còn nhớ, Tổng cục Du lịch cũng được dư luận khen ngợi khi nhanh chóng xin lỗi du khách ngay sau khi biết được thông tin khách nước ngoài bị chặt chém. Cụ thể, sáng 25/4, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cùng quan chức đầu ngành du lịch đã đến gặp mẹ con bà Ilona Schultz để bày tỏ đáng tiếc đối với sự việc bà bị lái xe xích lô đòi 1,3 triệu đồng cho một chặng đường tham quan.
Thậm chí, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, dù đang bận họp ở xa nhưng đã vội về gặp bà Ilona Schultz. Ngành du lịch Hà Nội đã trao tặng bà món quà nhỏ để thể hiện thiện chí và như lời xin lỗi vì sự việc trên. Sở cũng sắp xếp ôtô để tiễn mẹ con bà Ilona Schultz ra sân bay.
Tuy nhiên, tình hình chẳng thay đổi là bao sau đó, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn phải bỏ tiền gấp đôi, gấp ba so với người Việt để cùng mua một món đồ.
Dân trí đưa tin ngày 15/8/2013, theo thống kê có tới 90% "nạn nhân" bị “chặt chém” là khách nước ngoài. Cũng theo thông tin từ bộ phận hỗ trợ du khách, mới đây vụ việc 3 du khách Pháp bị hai tài xế xe ôm chở đến khu vực chợ Đồng Xuân, lừa khách xuống, xe hai tài xế này không trả hành lý mà chạy “mất hút”. Tiếp đó là vụ vợ chồng du khách Pháp bị tài xế taxi tính cước cao gấp 5 lần. 
Động thái xin lỗi của Tổng cục du lịch ngay sau khi nhận được tin khách nước ngoài bị chặt chém đã khiến dư luận giảm bớt bức xúc, nhưng lòng tin của người dân, cái nhìn của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã bị ảnh hưởng. Không có hành động cụ thể, dứt điểm, đến nơi đến chốn ngay sau lời xin lỗi thì đó chỉ là một lời nói xuông, vô trách nhiệm.
Ngay sau khi vụ việc hình ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) xuất hiện trong gian hàng du lịch Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 (diễn ra từ ngày 6 đến 10/3) ở Berlin được phát hiện.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã nhanh chóng đứng lên nhận trách nhiệm của đơn vị mình. Ông Cường thẳng thắn: “Đây là sự cố đáng tiếc, nhất là trong thời điểm nhạy cảm với nước bạn, gây bức xúc trong dư luận. Chúng tôi xin nhận thiếu sót và nhận thấy đây là bài học sâu sắc trong công tác triển khai quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Lãnh đạo Tổng cục Du lịch không đổ lỗi cho ai hết mà nhận trách nhiệm toàn bộ sự việc này. Lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm, kể cả cấp dưới sai thì lãnh đạo sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm”.
Ba chuyên viên đại diện Tổng cục Du lịch trực tiếp tham gia hội chợ ITB thì ông Trần Phong Bình (Vụ Thị trường du lịch) bị kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc sau đó. 
Lời xin lỗi quả thực chỉ có hiệu quả nhất thời, tránh được mũi tên dư luận hướng vào mình mà không giải quyết tận gốc được vấn đề. Thử hỏi sau đó, Tổng cục du lịch đã có hoạt động xúc tiến quảng bá nào cho Việt Nam chưa? Thực tế, mọi chuyện vẫn ở nguyên vị trí cũ, chỉ có lòng tin ở người dân vào họ là mất dần thôi.

Cả thế giới biết, nhưng quan chức thì không biết


Vào ngày 19.9.2013, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường xuất hiện trên báo Dân Trí để quảng bá cho dịch vụ của Thẩm mỹ viện Cát Tường. Theo tờ báo này thì, bác sĩ Tường "hiện đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai, Giám Đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường".

Cũng theo Dân Trí, "Ths. Bs Nguyễn Mạnh Tường: Đúng là tôi khá bận rộn, tuy nhiên cũng không đến nỗi không thu xếp thăm khám và tư vấn cho bạn đọc của báo dân trí được (cười). Bạn đọc có thể trực tiếp đến Thẩm mỹ viện Cát Tường số 45 Giải Phóng, Hà Nội hoặc vui lòng gọi điện hẹn lịch trước giúp tôi vào số máy 0965.65.6669."

Báo VNexpress vào ngày 20.8.2013 cũng có bài viết giới thiệu về Thẩm mỹ viện Cát Tường với lời rao khá ấn tượng "Hút mỡ tại Thẩm mỹ viện Cát Tường được thực hiện bởi thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường". Và "Để được bác sĩ Tường thăm khám và tư vấn trực tiếp liên hệ: Thẩm mỹ viện Cát Tường; Địa chỉ: 45 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Hotline: 0965 65 6669 - 0422 65 6669".

Khoảng một tháng sau khi trả lời phỏng vấn trên Dân Trí, hai tháng sau khi trả lời trên VNexpress, bác sĩ Tường bị điều tra về hành vi vứt xác khách hàng xuống sông Hồng. 

Hiện nay thì các bài PR (nhưng xuất hiện dưới hình thức là một bài nội dung) trên đã bị gỡ bỏ khỏi hệ thống nhưng bạn đọc vẫn có thể xem qua bản lưu (>>> cached) của Google. 

Điều đáng nói ở đây là, trong khi Thẩm mỹ viện Cát Tường của bác sĩ Tường hoạt động công khai, được báo chí giới thiệu rầm rộ thì... "Trưởng phòng quản lý hành nghề Y tư nhân (Sở Y tế Hà Nội)  >>> không biết có Thẩm mỹ viện Cát Tường".