Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Vẫn quen “la làng”!

Tiền phong - Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam biết cái giá phải trả cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cho hòa bình, cho độc lập dân tộc. Chính vì thế, mọi thế hệ người Việt Nam ai cũng biết truyền thuyết “tiếng đàn, niêu cơm” của Thạch Sanh. Còn họ, vẫn quen “la làng”!
Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng biển Việt Nam và hung hăng uy hiếp 
tàu chấp pháp của VIệt Nam. (Ảnh: Báo Thanh niên)Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng biển Việt Nam và hung hăng uy hiếp tàu chấp pháp của VIệt Nam. (Ảnh: Báo Thanh niên)
Theo Công ước Liên hợp quốc về luật Biển (UNCLOS) thì hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ngay trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam được xem là hành động xâm chiếm bờ cõi quốc gia của một nước có chủ quyền. Đây là hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế. 
Bỏ qua những điều mà cả thế giới và dân tộc Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ phản đối thì “ông láng giềng tốt” tiếp tục có những hành động bạo lực, hung hãn, đâm húc và tấn công tàu thuyền thực thi công vụ của Việt Nam.
“Ông láng giềng tốt” vẫn tiếp tục sử dụng các vòi rồng từ tàu hải cảnh nhằm vào những chỗ hiểm của tàu Việt Nam như ống khói, ăng-ten, rađa, các tấm cửa kính, thiết bị truyền tin... để phun với mục đích phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, làm tê liệt và mất tác dụng tàu của Việt Nam trên biển. Đây là những hành động đầy bạo lực, hung tàn. Dã man hơn, “ông láng giềng tốt” còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện cứu nạn này của Việt Nam.
Đáng chú ý, lúc 16 giờ ngày 26/5, tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng ở Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 và cách giàn khoan này 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tại thời điểm xảy ra sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của Việt Nam.

Mặt khác, họ cố tình “cài bẫy” và gây hấn Việt Nam bằng tàu quân sự. Nếu Việt Nam “mắc bẫy” khi áp dụng biện pháp đáp trả bằng quân sự thì thậm chí họ sẽ “kêu gào” lên rằng “Việt Nam xâm lược Trung Quốc” và đẩy cuộc xung đột lan rộng, mượn cớ đó xâm chiếm các vùng khác trên Biển Đông.
Âm mưu đen tối và hành động ngang ngược của họ là vậy, nhưng Việt Nam xuất phát từ truyền thống hòa hiếu với các nước láng giềng lại lựa chọn cách ứng xử "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo" mà Nguyễn Trãi từng đúc kết.
Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đấu tranh ôn hòa bằng việc phát loa tuyên truyền, đề nghị Trung Quốc dừng ngay hoạt động trái phép, rút giàn khoan cùng với các loại tàu hộ vệ, máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam hoàn toàn có quyền sử dụng vũ lực để tự vệ nhằm chống lại hành động ngang ngược và hung tàn của Trung Quốc. Tuy nhiên, do chủ trương của nhà nước Việt Nam trong nhiều năm qua là giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp đàm phán ngoại giao hòa bình nên đã tự kiềm chế và chưa sử dụng tới quyền tự vệ chính đáng của mình.

Xuất hiện tại nhiều diễn đàn quốc tế vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rất rõ ràng chúng ta luôn tranh thủ tối đa việc giải quyết bất đồng và tranh chấp một cách hòa bình. Ngay cả khi bảo vệ chủ quyền, chúng ta cũng làm bằng các biện pháp hòa bình, làm sao giữ vững và duy trì hòa bình.
Việc Việt Nam đưa chủ trương "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo" đã nhận được sự ủng hộ và cảm thông sâu sắc rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Nghị viện bang Zacatecas (Mexico) - nghị sỹ Alfredo Femat Bañuelo đã bày tỏ ủng hộ và đánh giá cao lập trường hòa bình, cách thức xử lý vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông một cách kiên định và đúng mức của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm vừa đảm bảo lợi ích chính đáng vừa góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
Ông Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu thuộc Học viện quốc phòng Australia nhận định: “Việt Nam không nên có các hành động được cho là khiêu khích, ví dụ như sử dụng lực lượng quân sự vì Trung Quốc sẽ chuyển hướng và lu loa khắp thế giới là Việt Nam hung hăng còn Trung Quốc chỉ là nạn nhân vô tội. Những gì Việt Nam đã làm được vừa qua là rất quan trọng và Việt Nam nên tiếp tục phản đối ngoại giao ở cấp cao hơn với Trung Quốc”.
Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Bá Chung thuộc Viện nghiên cứu William Joiner, Đại học Massachusetts Boston cho rằng, thái độ hiện tại của Việt Nam đối với Trung Quốc rất hợp lý, mình chọn con đường hòa bình trước, nếu không giải quyết được sẽ có biện pháp kế tiếp, chẳng hạn đưa ra tòa án quốc tế giống như Philippines đã làm.
"Tôi tin chắc với lịch sử làm chủ các hòn đảo đó của Việt Nam trong quá khứ, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng"- vị chuyên gia này khẳng định.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là Việt Nam sẽ mãi mãi đi theo “con đường” ngoại giao hòa bình nếu “con đường” này không đạt kết quả. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đã tính cả đến phương án "không hòa bình”, bởi chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ là vô cùng thiêng liêng.
Khẳng định điều này, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Myanmar và Philippines mới đây là một thông điệp rõ ràng, minh bạch, công khai trước toàn thế giới rằng Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, nhưng cũng không để bất cứ quốc gia nào uy hiếp, xâm phạm từng tấc đất, tấc biển của mình.
Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam chưa bao giờ khiêu khích, gây hấn với bất cứ một quốc gia nào. Trước sự xâm phạm, gây hấn, khiêu khích đe dọa từ phía Trung Quốc, Việt Nam vẫn chủ trương đối thoại, chân thành mong muốn Trung Quốc nhận ra sai lầm của mình để giữ được hòa bình, sự hòa hiếu giữa hai nước.
Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục leo thang bằng vũ lực thì người Việt Nam sẽ đồng lòng đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Sự thật đã phơi bày, Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, nhưng lại lớn tiếng “la làng”, tự cho mình là “nạn nhân”. Cách thức quen thuộc của “láng giềng tốt”, đến bây giờ thiên hạ đã hiểu!.

Theo Thu Hà

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Tưởng nhớ cố nhạc sĩ Thuận Yến qua những ca khúc để đời

Nhạc sĩ Thuận Yến - bố của ca sĩ Thanh Lam là người đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều tác phẩm còn mãi với thời gian.

Thuận Yến - người nhạc sĩ tài năng của nền âm nhạc Việt Nam đã vừa qua đời do bệnh nặng, để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khán giả. Với lòng nhiệt huyết và sự cống hiến hết mình cho nước nhà, chắc chắnThuận Yến sẽ mãi là một tượng đài và được người yêu nhạc ghi nhớ, tôn trọng trong nhiều năm về sau.



Thuận Yến có tên khai sinh là Đoàn Hữu Công, sinh ngày 15/8/1935, quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, hiện cư trú tại Hà Nội. Ông có vợ là nghệ sĩ đàn tỳ bà Thanh Hương, con gái là ca sĩ Thanh Lam, con trai là DJ Trí Minh. Ông tham gia công tác từ năm 1949, là cán bộ văn nghệ của Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Trường âm nhạc Việt Nam. Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết ngay những bài hát động viên thanh niên lên đường: "Ba lô ta buộc cho chặt", "Vành lá ngụy trang rất xanh"...

Năm 1965, lên đường trở lại chiến trường sáng tác, lấy bút danh là Thuận Yến, với những ca khúc của thời kỳ này như: "Hát mừng quê ta giải phóng", "Mỗi bước ta đi", "Bài ca tiếp vận", "Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin". Ông đã có mặt trên chiến trường Trị Thiên - Huế và khi cuộc đấu tranh chính trị phát triển mạnh, ông đã viết ca khúc "Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc" được nhanh chóng phổ biến rộng rãi ở cả hai miền Nam, Bắc. Về cái tên Thuận Yến: Nhạc sĩ lấy hai chữ Duy Thuận quê cha với Duy Yên quê mẹ ghép lại thành Thuận Yên, người biên tập tưởng nhầm là Yến nên Đài Tiếng nói Việt Nam đọc là Thuận Yến. Ông ở chiến trường không thể sửa được, thế là cái tên Thuận Yến đã gắn liền với ông cho đến ngày hôm nay.

Nhạc sĩ Thuận Yến cùng vợ là nghệ sĩ đàn tỳ bà Thanh Hương


Nhạc sĩ Thuận Yến cùng vợ, con gái Thanh Lam và con trai là DJ Trí Minh

Sau đó, ông trở lại miền Bắc theo học Đại học Sáng tác nhạc viện Hà Nội, ông đã sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, trong đó có bản Sonate "Tự Nguyện" và Trang giao hưởng 5 chương "Khúc nhạc miền Trung" và hành khúc "Những bàn chân không mỏi".

Về Đoàn văn công Tổng cục xây dựng kinh tế, ông tiếp tục viết ca khúc, có những ca khúc nổi tiếng về đề tài ca ngợi lãnh tụ: "Bác Hồ - một tình yêu bao la", "Vầng trăng Ba Đình" và những đề tài khác như: "Lênin, Người đến đất nước tôi" (Giải nhì cuộc thi nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân VN), "Hương tràm", "Chia tay hoàng hôn" (thơ Hoài Vũ), "Tình yêu không lời" rất được hoan nghênh. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho múa ("Bông sen đỏ", "Anh còn sống mãi"), nhạc cho phim ("Khoảng trời chiến sĩ", "Hát ở chiến hào").



Thanh Lam là người đã đưa nhiều sáng tác của cha mình đến gần hơn với công chúng
Nhạc sĩ Thuận Yến đã xuất bản các album tuyển chọn: "Đi tìm trái tim", "Chia tay hoàng hôn". Ông đã nhận được nhiều giải thưởng cho các sáng tác của mình: "Vầng trăng Ba Đình" (Giải nhất ca khúc của Bộ văn hoá, 1987), "Màu hoa đỏ" (Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng, 1994), "Chia tay hoàng hôn" (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói Việt Nam).

Hãy cùng nhau thưởng thức lại một số ca khúc của cố nhạc sĩ Thuận Yến vẫn được nhiều khán giả lắng nghe và yêu thích:

http://kenh14.vn/musik/tuong-nho-co-nhac-si-thuan-yen-qua-nhung-ca-khuc-de-doi-2014052404465925.chn

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Tác giả ca khúc "Tình lỡ" qua đời

(Dân trí) - “Thôi rồi còn chi đâu em ơi/Có còn lại chăng dư âm thôi/Trong cơn thương đau men đắng môi…”, tác giả ca khúc “Tình lỡ” nổi tiếng- nhạc sỹ Thanh Bình vừa ra đi mãi mãi vào thời điểm gần 4 giờ sáng nay, ngày 23/5 tại nhà riêng.


Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ca sỹ Ánh Tuyết cho biết nhạc sỹ Thanh Bình đã từ trần vào thời điểm gần 4 giờ sáng nay, ngày 23/5 vì tuổi cao sức yếu và bị ngã tại nhà riêng, thọ 82 tuổi.
“Gần 4 giờ sáng nay, tôi vừa chợp mắt được khoảng 10 phút thì nhận được điện thoại của cháu nhạc sỹ Thanh Bình. Người nhà nhạc sỹ cho biết, ông đi vệ sinh, vừa bị té và hơi thở đang yếu dần. Tôi vội vàng dặn dò mọi người bình tĩnh gọi xe cấp cứu, trong thời gian chờ thì xoa bóp cho ông. Khi tôi chạy đến nhà thì ông đã đi rồi…”, ca sỹ Ánh Tuyết nghẹn ngào.
Nhạc sỹ Thanh Bình giờ Có còn lại chăng dư âm thôi...
Nhạc sỹ Thanh Bình giờ "Có còn lại chăng dư âm thôi"...
Là người luôn thăm hỏi, giúp đỡ nhạc sỹ Thanh Bình trong thời gian bị bệnh tim, đau yếu vì tuổi già, ca sỹ Ánh Tuyết không khỏi hẫng hụt trước sự ra đi của ông. Chị tâm sự: “Bình thường cứ 2 tuần, hoặc 10 ngày tôi lại tới thăm ông. Vừa nhìn thấy tôi là nhạc sỹ cười tươi mừng rỡ như con trẻ vậy. Đối với tôi, ông là người nhạc sỹ hiền lành, có cốt cách, có hiểu biết. Ông sáng tác âm nhạc vì đam mê, cả đời không biết vun vén tìm danh tiếng cho mình.”
Cũng theo ca sỹ Ánh Tuyết, nhạc sỹ Thanh Bình là người “tài hoa bạc phận”. Ông lận đận cả trong tình riêng và âm nhạc. Trong cuộc sống quá khứ có nhiều thứ ông muốn quên, không muốn nhắc lại… Có lẽ ca khúc Tình lỡ đã vận vào cuộc đời ông với nhiều thăng trầm. Ngoài ca khúc Tình lỡ, ông còn là tác giả của Những nẻo đường Việt Nam, Tiếc một người… Bên cạnh viết nhạc, ông còn viết truyện với những tác phẩm Gió dập mưa vùi, Mình còn trẻ lắm…
Nhạc sỹ Thanh Bình giờ Có còn lại chăng dư âm thôi...Nhạc sỹ Thanh Bình, ca sỹ  Ánh Tuyết (phải) và các nghệ sỹ trong đêm "Tình lỡ" tối 3/1 tại TPHCM
Ca sỹ Ánh Tuyết cho biết, biết hoàn cảnh của ông nhiều nghệ sỹ đã góp mặt trong đêm nhạc Tình lỡ diễn ra tối 3/1 tại TPHCM và ủng hộ ông gần 150 triệu đồng. Nhiều nghệ sỹ trong và ngoài nước cũng gửi về ủng hộ ông với tinh thần động viên khích lệ.
Trước đó, nghe tin nhạc sỹ Thanh Bình bị bệnh, nữ danh ca Khánh Ly vừa rồi về nước biểu diễn cũng thu xếp thời gian tới thăm. Gặp lại Khánh Ly, nhạc sỹ vui mừng:  "Khánh Ly đây mà, ca sỹ lừng danh bao nhiêu năm đến thăm tôi đây". Khánh Ly nắm chặt tay nhạc sỹ rồi nói: "Anh ơi, em vẫn thế thôi, vẫn là em của anh như ngày đầu tiên được hát bài Tình lỡ, mình già rồi thăm nhau, mong anh khỏe nhé"…
Khánh Ly đợt về nước cũng đến thăm tác giả ca khúc Tình lỡ
Khánh Ly đợt về nước cũng đến thăm tác giả ca khúc "Tình lỡ"
Nhạc sỹ Thanh Bình tên thật là Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1932, nguyên quán Bắc Ninh. Mồ côi mẹ lúc ông khoảng 11 tuổi sau khi cha mất vài năm. Ông có một chị và hai em gái. Nay chị và em gái út đã mất, còn cô em kế sống ở Pháp nhưng không liên lạc…
Theo ca sỹ Ánh Tuyết, tang lễ của nhạc sỹ Thanh Bình được cử hành vào 15h chiều nay, ngày 23/5 tại chùa Diệu Pháp, Q Bình Thạnh, TPHCM.
Mời độc giả nghe lại ca khúc “Tình lỡ” của nhạc sỹ Thanh Bình qua tiếng hát Lệ Quyên:

Quảng cáo World Cup 2014 đắt kỷ lục

(Tài chính) Một bloc quảng cáo 15 giây trong World Cup 2014 tại Việt Nam sẽ có giá 210 triệu đồng, cao hơn nhiều so với những chương trình truyền hình ăn khách nhất hiện nay.
    Quảng cáo World Cup 2014 đắt kỷ lục
    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
    Theo bảng giá do Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAd, thuộc Đài truyền hình Việt Nam - VTV) công bố, doanh nghiệp muốn đăng quảng cáo 30 giây trong trận chung kết giải bóng đá World Cup 2014 (diễn ra tại Brazil từ 12/6 đến 13/7) sẽ phải chi 350 triệu đồng, tương đương 11,7 triệu đồng mỗi giây, nếu quảng cáo 15 giây thì có giá 210 triệu đồng. 
    Mức giá doanh nghiệp thuê quảng cáo phải trả thay đổi tùy theo thời lượng và tính chất từng vòng đấu. Cụ thể, nếu quảng cáo ở các trận thuộc vòng loại diễn ra trong khung từ 2h đến 8h sẽ có giá 150 triệu đồng (30 giây), lúc 23h giá 180 triệu đồng. Vào đến vòng 1/8, mức giá lần lượt là 200 triệu - 250 triệu đồng. Các trận diễn ra ở tứ kết, bán kết, tranh giải 3 có giá từ 250 đến 300 triệu đồng.
    Theo đại diện VTV, World Cup có 64 trận đấu được truyền qua các kênh VTV3 và VTV6, có định dạng HD (độ phân giải cao). Ngoài thời gian trận đấu chính thức diễn ra, nhà đài còn xây dựng các chương trình đồng hành như: Nhật ký World Cup, chương trình bình luận, khoảnh khắc trải đều vào trước, giữa và sau trận đấu. Doanh nghiệp nào có nhu cầu cũng có thể đặt quảng cáo trong khoảng thời gian này, với mức giá thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất 245 triệu đồng (bình luận trận chung kết), tất cả đều 30 giây.
    VTV cũng giữ bản quyền radio, quyền phát trên di động và internet của World Cup 2014 trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị có nhu cầu phát sóng, tiếp sóng phải đăng ký với TVAd. Nếu tiếp sóng buộc phải mua nguyên vẹn các chương trình (cả quảng cáo, bình luận,... của mỗi trận đấu), không được thêm bớt yếu tố nào. Doanh nghiệp muốn mua sóng sạch (không quảng cáo, logo, chương trình của VTV) thì nộp đơn đăng ký, trả phí cho VTV và phải được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) chấp thuận.
    Show truyền hình ăn khách nhất hiện nay là X-Factor phát sóng tối chủ nhật hằng tuần trên VTV3 có giá quảng cáo 250 triệu đồng cho mỗi bloc 30 giây, và 150 triệu đồng loại 15 giây. Trong khi đó, quảng cáo trong chung kết UEFA Champions League vừa qua mức giá lần lượt là 7,2 và 12 triệu đồng.
    Ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban thư ký biên tập VTV cho biết đối với một giải đấu lớn như World Cup, nhà đài khó có khả năng cân đối giữa thu và chi. Tuy nhiên, VTV sẽ cân đối để có hiệu quả kinh tế tốt nhất trong khả năng cho phép.
    VTV công bố quyền được phát World Cup 2014 trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên từ chối đưa ra những con số cụ thể trong bản hợp đồng với đối tác MP & Silva, đơn vị đã mua bản quyền phát sóng của FIFA với giá 7 triệu USD trước đó. Tập đoàn của Italy đã chào giá 10 triệu USD tại Việt Nam nhưng không nhà đài nào mặn mà bởi cho rằng mức giá quá cao. Một số nguồn tin khẳng định sau đàm phán, VTV đã mua được bản quyền với giá gốc 7 triệu USD.
    Theo vnexpress.net

    Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

    Việt Nam Việt Nam (Phạm Duy) 1991 - Ban hợp xướng Ngàn Khơi

    http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/viet-nam-viet-nam-pham-duy-1991-ban-hop-xuong-ngan-khoi.nO03LciTgw.html

    Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời 
    Việt Nam hai câu nói bên vành nôi 
    Việt Nam nước tôi. 
    Việt Nam! Việt Nam! 

    Việt Nam Việt Nam tên gọi là người 
    Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời 
    Việt Nam đây miền xinh tươi 
    Việt Nam đem vào sông núi 
    Tự do công bình bác ái muôn đời 

    Việt Nam không đòi xương máu 
    Việt Nam kêu gọi thương nhau 
    Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu 
    Việt Nam trên đường tương lai, 
    Lửa thiêng soi toàn thế giới 
    Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời 

    Tình yêu đây là khí giới, 
    Tình thương đem về muôn nơi 
    Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người 
    Việt Nam! Việt Nam! 
    Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời 
    Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.

    Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

    Khánh Ly xúc động biểu diễn nơi "chôn nhau cắt rốn" sau 60 năm

    Ngay từ cuối giờ chiều ngày 9/5, lượng khán giả yêu nhạc Trịnh và giọng hát Khánh Ly đã đổ về Trung tâm Hội nghị Quốc gia, nơi sẽ diễn ra Live Concert của Khánh Ly rất đông. Đặc biệt, có những người hâm mộ đến từ nhiều địa phương rất xa Hà Nội như Huế, TP.HCM với ước mong được nghe Khánh Ly hát một lần.

    Xa quê hương hơn nửa đời người, Khánh Ly trở về thủ đô với nhiều tâm sự. Chính vì vậy, mỗi bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được Khánh Ly thể hiện đều gửi gắm vào đó rất nhiều nỗi nhớ thương với khán giả quê nhà. Liên tiếp các ca khúc nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn như Tuổi đá buồn, Mưa hồng, Quỳnh hương, Ru đời đi nhé được Khánh Ly thể hiện trong tiếng vỗ tay không ngớt của khán giả.

    Xem video:

    Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

    'Trịnh Công Sơn và tôi có sự đồng cảm'

    Ca sỹ Khánh Ly nói sự đồng cảm là yếu tố giúp cho việc trình bày thành công các nhạc phẩm của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
    "Dĩ nhiên là nhạc của ông Sơn thì tôi phải thích, và khi đã thích thì tôi cảm thấy nhạc của ông vào ngay đầu và trong tim tôi và nó ở lại đó mãi, kể cả trong giấc ngủ", ca sỹ nói với BBC tiếng Việt trong lần phỏng vấn được thực hiện vào mùa thu năm 2012 tại California, Hoa Kỳ.
    Theo dự kiến, ca sỹ Khánh Ly sẽ diễn tại Hà Nội vào ngày 09/05/2014.
    Video phỏng vấn Ca sỹ Khánh Ly

    Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

    Trong số 23 cầu thủ Brazil dự World Cup 2014 không có sự hiện diện của những cầu thủ giàu kinh nghiệm như Ronaldinho, Kaka hay Robinho.

    Hôm qua (7/5), HLV Felipe Scolari chính thức chốt danh sách 23 cầu thủ Brazil tham dự lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại quê nhà vào tháng 6 tới. Trong lần triệu tập này, Big Phil đã gây bất ngờ khi chỉ gọi 6 cầu thủ từng trải nghiệm tại World Cup như Julio Cesar, Thiago Silva, Dani Alves, Maicon, Ramires và Fred. Số còn lại là những người từng giúp Selecao lên ngôi vô địch Confeds Cup 2013 sau khi hạ Tây Ban Nha 3-0 ở chung kết.
    Như vậy những nỗ lực phấn đấu của Ronaldinho trong màu áo CLB Atletico Mineiro đã trở nên vô nghĩa. Người hùng World Cup 2002 bị gạch tên có lẽ không phải do vấn đề chuyên môn, mà vì tuổi tác. Ở tuổi 34, “Chàng vẩu” rất khó duy trì được thể lực cao ở giải đấu khốc liệt nhất hành tinh. Ngoài Dinho, những người hùng một thời của Selecao như Kaka, Robinho hay Pato cũng không có mặt.
    Nhập mô tả cho ảnh
    Những người hùng một thời của ĐT Brazil như Ronaldinho và Robinho không được tham dự VCK World Cup 2014. Ảnh: Getty Images.
    Trong lần triệu tập này, hai ngôi sao đang đầu quân cho Liverpool là Lucas Leiva và Philippe Coutinho cũng không được HLV Scolari ngó tới. Trường hợp của Lucas có thể dễ hiểu bởi anh không để lại nhiều dấu ấn tại giải năm nay ở Anfield, nhưng Coutinho hoàn toàn xứng đáng. Tài năng trẻ 21 tuổi này chơi khá ấn tượng khi ghi 5 bàn sau 36 trận của The Kop. Sự vắng mặt của Lucas Moura (PSG) và cặp hậu vệ Filipe Luis và Joao Miranda (Atletico) cũng rất đáng tiếc.
    Gánh vác trọng trách trên hàng công của Brazil tham dự VCK World Cup lần này là Neymar. Cựu tiền đạo Santos chơi khá ấn tượng ở mùa đầu tiên khoác áo Barca. Sau 40 lần phục vụ CLB xứ Catalunya trên mọi mặt trận, chân sút 22 tuổi ghi 15 bàn và góp 11 pha kiến tạo. Sát cánh cùng Neymar trên hàng công có thể là Bernard, Fred, Hulk hoặc Jo.
    Tuyến tiền vệ và hậu vệ của đội tuyển áo Vàng Xanh được đánh giá rất cao. Trong khi hàng thủ hội tụ những ngôi sao hàng đầu thế giới như trung vệ David Luiz, Thiago Silva, Dante, hậu vệ trái Marcelo, thì tuyến giữa cũng nhận được sự phục vụ của các ngôi sao đang chơi rất thuyết phục tại Premier League như Oscar, Willian, Fernandinho, Paulinho và Ramires.
    Nhập mô tả cho ảnh
    Sức mạnh của ĐT Brazil tại VCK World Cup lần này nằm ở hàng thủ và tuyến tiền vệ. Ảnh: Getty Images.
    Vị trí yếu nhất trong đội hình Selecao có lẽ là thủ môn. Julio Cesar từng là thủ thành tài năng, nhưng phong độ của anh hiện sa sút mạnh kể từ khi chia tay Inter để chuyển sang khoác áo QPR. Trong khi hai người còn lại gồm Jefferson và Victor lại chưa từng gây tiếng vang trên đấu trường thế giới.
    Theo lịch, Brazil chính thức hội quân vào ngày 26/5 tại Rio de Janeiro và dự 2 trận giao hữu với Panama và Serbia trước khi bước vào cuộc chinh phục cúp vàng thế giới. Tại VCK World Cup lần này, đoàn quân của Big Phil nằm ở bảng A với sự có mặt của Croatia, Mexico, và Cameroon. Selecao đá trận khai mạc với Croatia vào ngày 12/6 tại Sao Paulo, tiếp đó đụng Mexico và cuối cùng là đại diện của châu Phi.

    Việt Nam lọt top 25 nước mạnh nhất thế giới về quân sự

    Việt Nam lọt top 25 nước mạnh nhất thế giới về quân sự
    Vị trí của Việt Nam trong xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower.


    Website chuyên về xếp hạng Global Firepower mới đây đã công bố xếp hạng các quốc gia trên thế giới về sức mạnh quân sự. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 23 trong tổng số 106 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng.

    Xếp hạng này dựa trên hơn 50 yếu tố khác nhau, bao gồm các nhóm yếu tố về nhân lực, hệ thống chiến đấu mặt đất, trên không, và trên biển, hậu cần, tài nguyên, tài chính, và nhóm các yếu tố địa lý.

    Dựa trên các yếu tố này, Global Firepower tính toán chỉ số sức mạnh (PwrIndx) của mỗi quốc gia, với điểm số lý tưởng là 0,0000. Dẫn đầu xếp hạng là nước Mỹ, với chỉ số sức mạnh 0,2208, tiếp theo là Nga với điểm số 0,2355.

    Trong top 10 còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, và Nhật Bản, với điểm số dao động từ 0,2594 đến 0,5581.

    Đứng ở vị trí thứ 23, Việt Nam có điểm số 0,8692. Với vị trí này, Việt Nam đứng sau Iran và trước Thái Lan. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Indonesia đứng trên Việt Nam trong bảng xếp hạng này, ở vị trí thứ 19. Philippines ở vị trí thứ 37, Malaysia số 38, Singapore chiếm thứ vị trí 44, Campuchia số 84, và Lào số 102.

    Theo số liệu mà Global Firepower đưa ra, Việt Nam có số dân phù hợp để phục vụ trong quân đội là gần 42 triệu người trong tổng số hơn 92 triệu dân. Về hệ thống chiến đấu trên mặt đất, Việt Nam có 3.200 xe tăng, 2.100 xe chiến đấu bọc thép, 520 súng tự hành, 2.200 hệ thống pháo kéo, và 1.300 hệ thống phóng tên lửa hàng loạt. Ngoài ra, Việt Nam có 413 chiến đấu cơ và 65 tàu chiến.

    Nói về sức mạnh tài chính, báo cáo đưa ra số liệu cho thấy, Việt Nam có ngân sách quốc phòng 3,365 tỷ USD, nợ nước ngoài 63,95 tỷ USD, dự trữ ngoại hối hơn 26 tỷ USD…

    Theo lý giải của Global Firepower, bảng xếp hạng này không tính đến năng lực hạt nhân của các quốc gia nhằm tạo ra một sự so sánh hợp lý hơn giữa các quốc gia lớn và nhỏ.

    “Tuổi thơ dữ dội” của ca sỹ Khánh Ly

    “Tôi quỳ giữa nhà, bố dượng tôi cầm chiếc giầy của ông đập túi bụi vào tôi. Mẹ tôi ngồi nhìn tôi bị đánh, thản nhiên, thỉnh thoảng thêm vào … đánh nữa đi, đánh cho nó chết…”- Là những ký ức đau thương đầy nước mắt về tuổi thơ dữ dội của Khánh Ly.

    Trong hồi ký “Chuyện kể sau 40 năm”, Khánh Ly đã có những trang viết đầy dằn vặt, đau khổ về tuổi thơ và năm tháng tuổi trẻ của mình. Những ngày tháng cơ cực, nghèo khổ, sống lạnh lẽo trong sự ơ hờ của mẹ đẻ… đã trở thành ký ức đau thương, là câu hỏi lớn dằn vặt trong tâm tư, tình cảm của Khánh Ly, trong suốt cuộc đời.
     
    Hồi ký “Chuyện kể sau 40 năm” là những trang viết tràn ngập cảm xúc. Ở đó có sự đơn độc tận cùng của người luôn hoang mang về nguồn cội, về sự xuất thân, về tình yêu thương, về bản ngã và những mối quan hệ gia đình nhợt nhạt. Đọc “Chuyện kể sau 40 năm” để thấy một cô bé Mai (tên khai sinh của ca sỹ Khánh Ly) tội nghiệp, lẻ loi, đơn độc, bị ghẻ lạnh, côi cút trong nỗi đau riêng mình, ôm ấp những khát vọng riêng mình.
     
    Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945
    Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945
     
    Được sự cho phép của Khánh Ly, chúng tôi xin lược đăng những đoạn viết về tuổi thơ dữ dội của “bé Mai” trong hồi ký “Chuyện kể sau 40 năm”. Câu chuyện bắt đầu khi bố mẹ ly hôn, “bé Mai” ở với mẹ, bố dượng và những người em cùng mẹ khác cha. Cuộc sống vất vả, bươn chải, và “bé Mai” luôn tự hỏi, tại sao mẹ không bao giờ quan tâm đến mình, tại sao mẹ không yêu thương mình, tại sao mình luôn bị đánh đập…? Và một câu hỏi nhức nhối đã theo “bé Mai” đến suốt cuộc đời, liệu mẹ có phải là mẹ đẻ của mình?
    … “Song mẹ tôi dường như quên hẳn sự có mặt của tôi trong đám con đông đúc của bà. Suốt một đời tôi thèm khát vòng tay ôm ấp và những lời nói trìu mến của một người Mẹ. Tôi thèm tình thương, và phải chăng những bi thảm của đời tôi, bắt đầu từ sự thèm khát bình thường tội nghiệp này…”
    … “Bà nội mua cho tôi một chiếc xe đạp mà tôi luôn luôn chạy giữa đường chứ không bao giờ đi vào lối dành cho xe đạp. Đùng một cái, chiếc xe bị mất. Nó bị ăn cắp chứ không phải tôi sơ ý. Mẹ tôi bảo…mày cứ chờ đấy, bố mày về rồi mày sẽ biết. Tôi quỳ giữa nhà, bố tôi cầm chiếc giầy của ông đập túi bụi vào tôi. Mẹ tôi ngồi nhìn tôi bị đánh, thản nhiên, thỉnh thoảng thêm vào … đánh nữa đi, đánh cho nó chết, cho nó chừa đi, mất xe thì mày đi bộ, không có tiền đâu mà mua xe khác cho mày… Bố tôi vừa đi làm về mặt đỏ bừng vì rượu, được lời của mẹ, ông túm lấy tóc tôi, xoắn lại, tay kia tiếp tục giơ cao chiếc giầy.
    Tôi đau quá nhưng lạ lùng làm sao, tôi không hề khóc. Tôi khóc không được vì nỗi oan ức và nghĩ xe của bà nội cho và nào tôi muốn làm nó mất. Trong trái tim non dại của tôi chợt vang lên…. Bố ơi! Bố ơi! Bố ở đâu… và tôi cảm thấy một nỗi căm phẫn chưa từng có bùng lên. Anh Sơn và các em tôi chẳng đứa nào dám nói một câu, chắc chúng không hiểu vì sao tôi bị đánh như thế. Chúng còn quá nhỏ và chưa hề bao giờ bị đòn…”
    Tôi thường lẫn vào đâu đó để khóc một mình sau mỗi trận đòn. Càng bị đánh tôi càng lì đòn, không sợ nữa, không cảm thấy đau đớn nữa. Căm phẫn, tủi thân, tôi cứ làm những gì tôi thích trái ngược hẳn với ý muốn của mẹ…”
     
    Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945
    … “Tan học tôi thường không đi theo đường chính mà chui qua những bụi cây, những hàng thông, những khóm lay-ơn đủ màu mọc khắp mọi nơi nhưng không bao giờ tôi bẻ hoa, chỉ tìm loài dây leo để đem về chơi nhảy dây. Bố mẹ tôi ít khi nhìn thấy tôi, ông bà gần như không để ý, không hỏi đến nếu không có gì để sai bảo, dặn dò. Tôi lại cảm thấy khoái hơn dù đôi lúc cũng tủi thân khi không được mẹ ngó ngàng.
    Ngoài con đường từ nhà đến trường và ngược lại, ngoài khung cảnh yên tĩnh của hồ Chi Lăng, tôi chui xuống cái rảnh nước chảy quanh nhà, đắp đất trồng bắp cải từ những cuống cải già bị cắt bỏ, có chút xíu mầm, mà tôi tưởng là sẽ sống được. Tôi có thể lang thang trong những khoảng đất trồng đầy cỏ dại để tìm hái trái mâm xôi, bứt dây rừng, xuống hồ Chi Lăng vọc nước, bắt ốc, hoặc ngồi dưới cái rảnh nước ấy cả ngày, nếu không có ai tìm…”.
    … “Trong cái cư xá gồm khoảng 10 căn, tôi cùng đám trẻ con không phân biệt Bắc Nam cùng chơi trò …tạc hình dù mẹ tôi ngăn cấm. Bà thường tặng tôi những trận đòn nhớ đời mà tôi chẳng hiểu lý do vì sao. Tự nhiên mẹ tôi lôi ra đánh, bắt xin lỗi. Tôi có lỗi gì đâu mà xin. Đánh nữa cho bỏ cái tật lì lợm. Không khóc hả, đánh nữa, đánh nữa. Tôi không bao giờ khóc ngay lúc đó, thường là sau mỗi trận đòn, tôi trốn trong nhà tắm hoặc đầu ngõ, kiếm một chỗ khuất để khóc một mình và những lúc ấy, tôi nhớ Bố tôi biết bao nhiêu. Ừ, nếu có Bố ở đây, mẹ sẽ không bao giờ đánh tôi như vậy…”

    (Lược trích từ hồi kỳ “Chuyện kể sau 40 năm” của Khánh Ly)

    Khánh Ly kể chuyện “làm mẹ 2 con” ở tuổi 18

     “Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Đà Lạt. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai…”- Cay đắng từ cuộc sống gia đình, lạnh lẽo với tình yêu thương của người mẹ, Khánh Ly sinh con đầu lòng năm 17 tuổi.
    Trong hồi ký “Chuyện kể sau 40 năm”, ngoài những ký ức cay đắng, buồn tủi về một thời thơ ấu côi cút, lạnh lẽo, Khánh Ly có kể về cuộc sống khi làm vợ, làm mẹ ở tuổi 18 của mình với người chồng đầu tiên. Những cơ cực, buồn tủi từ cuộc sống gia đình, từ sự thiếu thốn tình yêu thương của mẹ, Khánh Ly nuốt nghẹn những đau đớn vào lòng và sống với bầu trời riêng theo ý mình, bất chấp sự phản đối (và cả đánh đập) của mẹ và cha dượng.

    Khánh Ly làm mẹ năm 17 tuổi
    Thuở đó, Đà Lạt đẹp lắm. Người ta bảo Đà Lạt đẹp bởi có 4 mùa giống như Hà Nội nên con gái Đà Lạt tuy ít người xuất sắc nhưng ai nấy đều xinh xắn với nước da trắng hồng, mái tóc đen dày óng mượt. Tất cả đều vô tư, hồn nhiên và hiền lành. Các bà bán hàng trong chợ, dù là bán mắm cá, cũng mặc áo dài, bán đậu hủ rong cũng áo dài, bán ngô nướng lúc nửa khuya, bán mì Quảng, xôi gà cũng áo dài, hai má cứ ửng hồng lên bên cạnh bếp lửa…”

    … “
    “… Vũ trường Night Club dọn ra hôtel Du Parc, cạnh Nhà Thờ Chánh Toà, Bưu điện và đài phát thanh Đà Lạt. Bà chủ vũ trường là một người Việt Hoa, có một đứa con lai không biết lai gì, khoảng 6, 7 tuổi. Bà mướn một căn phòng ngay bên kia đường cho các chị vũ nữ ở, có người nấu cơm. Tôi thường ngủ lại đây vì khuya chẳng có ai đưa tôi về tận Chi Lăng. Trong căn nhà nhỏ này, tuyệt không có bóng dáng một người đàn ông, thế nên tôi thích ngủ lại để sáng hôm sau đi chợ rồi mới về nhà, mang đồ ăn, bánh kẹo và chơi với con rồi chiều tối, lại đi xe lam đến vũ trường…”

    … “
    Ở tuổi 70, Khánh Ly trở về hát tại Hà Nội. Bà chia sẻ, đó sẽ là đêm nhạc để tri ân, để tâm sự với khán giả những nỗi niềm tận đáy lòng.

    (Lược trích từ hồi ký “Chuyện kể sau 40 năm” của Khánh Ly)

    Năm 17 tuổi, Khánh Ly sinh con đầu lòng. 18 tuổi, nữ ca sĩ đã trở thành bà mẹ 2 con. Cuộc hôn nhân chất chứa những nỗi đau thầm lặng khi nữ ca sĩ không có tình yêu với người chồng đầu tiên của mình.
    Được sự cho phép của Khánh Ly, chúng tôi lược đăng những tâm sự của nữ ca sĩ về cuộc hôn nhân đầu tiên ở tuổi 18, ở tuổi trẻ non dại ấy, Khánh Ly đã là mẹ của 2 con. Vừa làm việc kiếm tiền nuôi con, vừa giữ thẳm sâu trong tâm hồn những cảm xúc tự do bay bổng, nữ ca sỹ đã sống những ngày như thế ở Đà Lạt…
    … “Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.
    … “Tôi nhận lời lên hát cho Night Club ở Đà Lạt với giá 2500 đồng một tháng, có cơm hai bữa và ngủ chung với các chị ở vũ trường, nếu không muốn về nhà. Kể ra thì không nhiều nhưng cũng chẳng hẹp gì lúc đó. Ông bà nội của hai đứa nhỏ ở đó, tôi có cả nguyên một tầng dưới rộng thênh thang. Hình như đây là kiểu nhà sàn lúc khởi thủy cất lên, nhưng rồi sẵn cột, xây thêm thành nhà hai tầng, chưa kể chung quanh đất trống, không trồng trọt gì ngoài mấy cây ổi, mấy giàn xu. Bên nội dường như chẳng ai để ý gì đến mấy mẹ con tôi ngoài chị Lê Quyên. Vài tháng sau, tiền lương được tăng, tôi tìm một người giữ con và ngày ngày nhảy xe lam, xe đò ra chợ Đà Lạt…”
    … “Thời đó, tôi mới 18 tuổi, còn ham ăn, ham chơi. Chẳng có gì thú vị cho bằng quăng giày dép, chân không, đi, chạy, nhẩy khắp Đồi Cù, xuống Toà Tổng Giám mục, men theo con đường Tình Yêu dẫn lên Toà Tỉnh rồi lại lên Đồi Cù nằm khểnh dưới gốc thông hoặc thẳng tay chân trên bãi cỏ thênh thang nhìn ngắm mây trời. Không nhớ đến ai cũng không cần biết mình là ai, ngày mai sẽ ra sao. Không nhớ ai thật, không cả yêu đương. Không hề nghĩ đến gia đình và Sài Gòn. Tôi thương các con song thường tự hỏi vì sao tôi có chúng trong khi tôi chẳng có một chuẩn bị nào, chưa hề có một khái niệm về gia đình. Những lúc lang thang trên Đồi Cù, cùng các bạn gái đắm chìm dưới suối Liên Khương, tôi ước ao trở lại tuổi 14, 15. Có lẽ, tôi sẽ bắt đầu cuộc đời của tôi một cách khác.
    40 năm trước, đó là ý nghĩ của một thiếu phụ tuổi 18, nằm ngủ quên dưới gốc thông già. Buổi trưa nắng vàng chan hoà trên cỏ lá, tiếng thông reo ngân dài, bất tận như một lời ru buồn. Lời ru âm thầm đi vào giấc ngủ và ở lại đó. Lời ru buồn. Rất buồn…”
    … “Tôi vẫn chưa ý thức được một cách nghiêm chỉnh, bổn phận của một người mẹ. Tôi vẫn chưa đủ tình yêu đúng nghĩa dành cho các con. Tôi còn quá trẻ. Tôi đã biết gì về cuộc sống quanh tôi. Tôi yêu tôi và chưa kịp sống cho tôi. Không có gì cho tôi. Không phải là lỗi của Minh (người chồng đầu tiên của Khánh Ly- PV) trong cơn say rượu. Chỉ khổ một cái là người tôi yêu không phải là Minh. Chưa rõ ràng là ai, tôi chưa biết yêu... Mãi nhiều năm sau, tôi mới biết thế nào là tình yêu…”

    Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

    Ca sĩ Khánh Ly và bó hoa hồng vàng

    Ngay khi vừa về đến Việt Nam, dù còn khá mệt sau chuyến bay dài từ Mỹ nhưng ca sĩ Khánh Ly đã đến Nghĩa trang Gò Dưa, Q.Thủ Đức, TP.HCM để viếng người bạn tri kỷ của chị.


    Khánh Ly viếng mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: Cao Trung Hiếu 
    “Hành trang” mà Khánh Ly mang đến mộ Trịnh Công Sơn vào chiều 1.5 ngoài bó hoa hồng vàng (màu hoa mà theo lời Khánh Ly thì: “Màu vàng là màu tôi yêu và tôi tặng anh một màu hoa mà tôi cho là đẹp nhất”), còn có chai rượu mà sinh thời nhạc sĩ họ Trịnh yêu thích. Sau giây phút trầm ngâm, chị đã “rót” rượu lên mộ ông như một lời mời. Chọn chiếc áo màu tím, dây cột tóc tím như để nói lên lòng mình, chị đã rất xúc động khi đây là lần đầu tiên đến viếng thăm mộ nhạc sĩ sau lần gặp gỡ cuối cùng vào năm 2000.
    Hiện tại, Khánh Ly đang dành thời gian tập luyện cùng nhạc sĩ Hoài Sa và ban nhạc; gặp gỡ, trao đổi ý tưởng với đạo diễn Phạm Hoàng Nam cùng ê kíp thực hiện. Live Concert Khánh Ly sẽ diễn ra vào đêm 9.5 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội.