Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Thiệt là tự hào

Năm 2013 Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia, tương đương 3 tỉ USD - báo Pháp luật TP.HCM dẫn nguồn Tổng cục Thống kê trong số báo sáng nay.

Bình quân một năm, Việt Nam tiêu thụ 1 tỉ gói thuốc lá, trong đó, sản xuất trong nước chừng 500 triệu gói, còn lại là nhập khẩu và buôn lậu - một thành viên Hiệp hội Thuốc lá cho biết.



VCCorp (Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam) có quy mô xử lý dữ liệu ngang Yahoo, độ chính xác ngang Google - ông Vương Vũ Thắng, Tổng Giám đốc VCCorp tuyên bố. 

Thiệt là tự hào!

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Giáp Ngọ và Con Ngựa Kinh Tế VN

4 Tín Hiệu Cho Kinh Tế Việt Nam
T/S Alan Phan

12/12/2013
(Bài viết đã đăng trên báo Xuân Giáp Ngọ của Doanh Nhân xuất bản ngày 11 Jan 2014)
Sau một đêm đông dài, mọi người đều mong đợi và sẵn sàng cho mùa xuân mới. Tết Giáp Ngọ có là một khởi đầu của hồi phục sau giai đoạn suy thoái đã kéo dài từ 2009? Theo kinh nghiệm của kinh tế thế giới, chu kỳ suy thoái thường kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Do đó nếu chúng ta là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và đã hội nhập, nhiều chuyên gia sẽ kết luận cuối 2014, chúng ta sẽ thấy ánh sáng le lói cuối đường hầm.
Nhưng Việt Nam luôn là một ngoại lệ với nhiều nghịch lý. Nền kinh tế này thực ra là một hỗn hợp cùa những mảnh sáng, tối, không rõ ràng và chịu nhiều ảnh hưởng của các nhóm lợi ích nhỏ nhưng đầy quyền lực. Do đó, các dự đoán thường dựa trên nhiều giả thuyết và măc định, tuỳ cảm quan cá nhân và theo đơn đặt hàng của vài nhóm lợi ích, kể cả chánh phủ. Tuy nhiên, dù có cá tính khá đặc thù, chúng ta vẫn có thể đoán bắt xu hướng chung về một hướng đi dựa trên các sự kiện và hành xử đã xẩy ra trong những năm vừa qua.
4 sự kiện theo tôi có thể là móc ngoặc của một chu kỳ mới trong 5 năm sắp đến. Khó có thể nói một hai sự kiện có thể là lực đẩy chính, vì nhiều tương quan không cân bằng lắm trong bối cảnh thay đổi thường trực của thế giới ngoài kia cũng như tác động của các phản ứng xã hội và chính trị trong nước. Mỗi người chúng ta đều có thể rút ra kết luận khác nhau từ 4 sự kiện gốc này và đều có thể đúng hay sai.
Theo phong tục của ngày Tết cổ truyến, hãy bắt đầu bằng “good news” (tin tốt).
1.      Sự phát triển của khu vực FDI (đầu tư nước ngoài):
Diểm nổi bật của nền kinh tế Việt trong 2 năm vừa qua là sự quay lại của các nhà đầu tư FDI. Nhiều lý do khách quan: (a) gia tăng phí tổn sản xuất tại Trung Quốc (b) thiếu kiên nhẫn với những thị trường mới mở ở ASEAN như Myanmar, Laos, Kampuchea (c) chánh sách khuyến mãi khá tích cực của chánh phủ Việt để mong một cú hích mới chống suy thoái và (d) thị trường nội địa vẫn còn nhiều tiềm năng (e) suy thoái làm giảm giá bán các doanh nghiệp Việt trong nhiều phi vụ M&A và (f) chánh sách đón đầu TPP của Hàn Quốc, Đài Loan và ngay cả Trung Quốc.
Với một đầu tư lớn vào các nhà máy lắp ráp điện tử, tập đoàn Samsung đã chiếm hơn 20 tỷ USD về xuất khẩu, tương đương với hơn 14% của GDP nước nhà. Nhiều FDI nhỏ hơn đến từ các nước Á Châu bắt đầu vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội và kết quả của các hoạt động hiện tại sẽ thể hiện trong tăng trưởng của khu vực FDI trong nhiều năm tới.
Đầu tư FDI sẽ mang lại các lợi ích thiết thực như tạo việc làm cho nhân công, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nhân Việt nhờ cạnh tranh, và có thể giúp nguồn cầu của chứng khoán và bất động sản phần nào. Ở bình diện khác, sự gia tăng FDI sẽ làm suy yếu các doanh nghiệp Việt (tư nhân và nhà nước) và tạo nên một lực chủ đạo mới nằm ngoài sự kiểm soát của chánh quyền và các nhóm lợi ích hiện tại. Vốn có lòng yêu nước cao độ, người dân Việt Nam có thể bất mãn sâu xa với sự lệ thuộc mới vào “giới tư bản nước ngoài”. Mọi phản ứng chánh trị bất lợi sẽ khiến dòng tiền FDI đổi chiều với hệ quả là một suy thoái mới.
2.      Con thiên nga đen TPP (Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương)
Đây là một sự kiện khá bất ngờ cho các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của Mỹ khi đề xướng TPP là để ngăn chận phần nào sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc tại Đông Á. Mỹ gần như không có nhiều lợi ích về việc mở cửa thị trường của mình cho Việt Nam hay ngược lại, vì suốt 8 năm từ WTO, Việt Nam luôn hưởng lợi xuất siêu từ giao thương với Mỹ.
Tuy nhiên, chiến lược chánh trị của Mỹ tại Đông Á muốn lôi kéo Việt Nam ra khỏi tầm ảnh hưởng chặt chẽ của Trung Quốc, ít nhất là muốn Việt Nam trung lập trong mọi tranh chấp Mỹ-Hoa. TPP là một phần quà kinh tế để mua chuộc đồng minh chiến lược này. Do đó, vấn đề nhân quyền Việt dù bị Quốc Hội Mỹ chống đối cũng không cản được sự gia nhập của Việt Nam vào TPP.
Nhưng phân tích kỹ hơn, lợi ích từ hàng rào thuế quan cho các ngành may mặc, giầy dép, đồ gỗ…có thể bị trung hoà bởi những thiệt hại kinh tế cho Việt Nam vì sự cạnh tranh của nông sản ngoại nhập, cũng như việc siết chặt bản quyền trí tuệ trong ngành IT.
Một điểm tích cực khác của TPP là áp lực của các công đoàn Hoa Kỳ về việc lập hội hay đình công, cũng như đòi hỏi về sự cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và nhu cầu về sự minh bạch của nhiều định chế .

Tuy nhiên, cái nhìn tổng thể cho thấy kinh tế Việt Nam có thể không vượt qua được những thách thức để thoát khỏi suy thoái hiện tại. Hệ quả sẽ là một nền kinh tế trì trệ kéo dài hàng thập kỷ, và theo thời gian, Việt Nam sẽ càng mất dần lợi thế cạnh tranh, nhất là cho những doanh nghiệp nội. Hai yếu tố tiêu cực chính có triển vọng làm trật đường rày con tàu kinh tế Việt Nam.
 3.      Sự can thiệp thường xuyên của chánh phủ
Hiến pháp mới của Việt Nam xác định thêm một lần nữa quyết tâm của lãnh đạo Việt Nam “nắm quyền chủ đạo” kinh tế qua sự tồn tại và kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, mọi biện pháp hành chánh, tài chánh hay ngân sách trong tương lai đều sẽ gia tăng quyền lực của chánh phủ. Viễn cảnh một Việt Nam với nền kinh tế thị trường tự do, liên thông với kinh tế toàn cầu là một ảo tưởng.
Theo lịch sử kinh tế hiện đại, không một quốc gia nào cô lập trong một chánh sách chỉ huy từ Trung Ương hay chánh phủ có thể cất cánh và cạnh tranh hữu hiệu với sự năng động của các nền kinh tế thị trường khác. Mọi động lực để sáng tạo, cải tổ hay tranh đua của lãnh vực tư nhân lần hồi sẽ bị thui chột bởi những thành công phi lý toàn dựa trên quan hệ. Lãnh đạo bởi một tầng lớp zombies, dù từ khu vực nào, sẽ kéo dài suy thoái và trì trệ. Khi các doanh nghiệp nội địa yếu kém, các công ty FDI sẽ nắm quyền kiểm soát các vận hành của kinh tế Việt Nam. Họ sẽ có những mục tiêu và lợi ích riêng và không để chánh phủ can thiệp sâu xa vào nội bộ của họ.
Nếu chánh phủ dùng quyền lực để “force the issue” (làm theo ý mình) thì khối FDI sẽ bắt đầu rút khỏi Việt Nam, đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào suy thoái.
4.      Nơ xấu và sự ổn định của hệ thống ngân hàng
Trong những thách thức cốt lõi lớn nhất, số nợ xấu từ các ngân hàng cũng như doanh nghiệp nhà nước là một bài toán gần như không giải pháp. Ở một khía cạnh, hành động cứng rắn quá sẽ gây sụp đổ của một số ngân hàng nhỏ với hiệu ứng “domino’ đe doạ; ở một thái cực khác, in thêm tiền để trả nợ cho người gởi tiền ngân hàng sẽ gây nạn lạm phát phi mã. Ở giữa là những biện pháp nửa vời, không giải quyết vấn đề mà chỉ “dấu bụi dưới thảm” đợi ngày sau hay thế hệ lãnh đạo sau lo tìm giải pháp theo tình hình lúc đó.
Mà thời gian để che đậy càng ngày càng gần chốt đáo hạn. Mỹ có từ ngữ tài chánh “day of reckoning” (ngày phải kết toán) để mô tả tình huống này.
Quyết định của chánh phủ về vấn đề này cũng sẽ cho thấy định hướng nào cho kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới?

Mùa xuân luôn mang theo hy vọng mới và những giấc mơ đẹp cho tương lai. Nhưng những bộ quần áo Tết rồi cũng phải xếp lại, và các ngày nghỉ vui vẻ bao giờ cũng chóng qua. Khi quay lại với công việc thường nhật, chúng ta sẽ phải làm gì? Câu trả lời không đến từ chúng ta, những người đích thực “làm” kinh tế, mà từ một tháp ngà nào đó của các ngài lãnh đạo và nhóm tay chân. Phải chăng đó là bi kịch của kinh tế Việt Nam?

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Truyền thuyết Ông Táo

Sự tích Táo Quân



Mấy trăm năm trước đây có một cặp vợ chồng rất nghèo. Anh chồng làm không đủ ăn nên đâm ra buồn bã và tìm giải sầu trong men rượu. Khi nhậu say thì về nhà đánh đập vợ. Người đàn bà bất hạnh không chiụ đựng nổi, đành bỏ nhà ra đi. sự tích việt nam
Một hôm đi lạc trong rừng suốt mấy ngày, đói lả và mệt mã. Sau cùng bà tìm thấy nhà của một anh thợ săn. Người thợ săn này rất tử tế, cho bà ăn uống đầy đủ lại còn bảo bà ta ở lại nhà ông ta nghỉ ngơi. Bà ta ở đó và dọn dẹp nhà cửa cho anh. Sau một thời gian, họ nên vợ chồng và sống thật hạnh phúc. Người đàn bà đã quên người chồng cũ rồi.
Một ngày kia, trong khi người chồng thợ săn đang đi săn trong rừng, thì một người đàn ông trông có vẻ đau yếu, quần áo tả tơi bẩn thỉu đến nhà xin ăn. Người đàn bà động lòng thương mời vào nhà cho ăn. Trong khi anh ta ăn uống bà ta mới quan sát kỹ hơn và nhận ra đó là người chồng trước của bà. Bà cảm thấy thương hại anh ta, nên cho đồ ăn và một ít tiền bạc. Vừa lúc đó người chồng thợ săn trở về trông thấy vợ mình đưa cho người đàn ông lạ mặt vật gì liền sinh ra nghi ngờ. Anh ta cho là vợ mình lăng nhăng và không còn tin cậy nữa.
Bà vợ cố gắng giải thích cho chồng nghe nhưng ông chồng không tin, không nghe. Bà vợ buồn rầu lắm. Một hôm trong khi nấu ăn bà ta nhảy vào lửa tự tử. truyen co tich
Khi người chồng thứ nhất nghe tin vợ chết thì cảm thấy hối hận vì cho rằng đó là lỗi mình gây ra. Thế rồi anh ta cũng tự thiêu chết theo vợ.
Người chồng thứ hai lúc bấy giờ mới tin vợ là người ngay lành. Anh ta cảm thấy hổ thẹn về thái độ của mình và buồn phiền về cái chết của vợ mình. Anh ta thấy không thể tiếp tục sống cô đơn nữa bèn tự thiêu chết theo vợ. truyện cổ tích
Ngọc Hoàng trên trời biết được chuyện yêu đương tam giác và những lỗi lầm của họ nên cho họ biến thành “táo quân” (3 người thành 3 đầu chụm lại đỡ nồi nấu ở trên) có nhiệm vụ theo dõi việc nội bộ của các gia đình dưới trần gian. Vào cuối năm âm lịch, ngày 23 tháng chạp, táo quân lên chầu Ngọc Hoàng tâu lại mọi điều đã xảy ra trong nhà mình ở. Ngày đó, dân chúng dọn bữa cơm ngon để cúng, đưa ông táo về trời. Họ cũng đốt giấy bằng bạc, áo quần bằng giấy, vì cho rằng chuyện đó sẽ giúp ông táo trong cuộc hành trình về chầu Ngọc Hoàng.
Thế gian một vợ, một chồng, 
không như vua bếp, hai ông một bà

Thần Bếp hay còn gọi là ông Táo, Táo quân, ông Công, ông vua Bếp. Ông Táo có nhiệm vụ ghi chép tất cả những hành vi và lời nói của những người ở trong gia đình thần trông nom. Hàng năm cứ vào ngày hai mươi ba tháng chạp ông Táo, cưỡi cá chép về trời tâu với Ngọc Hoàng thượng đế trong một bản tường trình gọi là Sớ Táo quân nói về những chuyện đã xẩy ra trong năm qua của gia chủ và những việc thiện ác của nhân gian. Tùy theo lời ông Táo tâu trong sớ mà gia đình ông Táo đang ở trong năm tới sẽ gặp được sự lành hay dữ.
Ðể đưa tiễn ông Táo về chầu trời, người ta làm lễ cúng tiễn gọi là Chạp ông Công. Ðồ cúng thường là hoa quả, xôi gà hay chân giò heo. Ðể hối lộ, đấm mồm, đấm mép Thần Táo, trong các món đồ cúng, người Trung Hoa có món mật mía, hầu mong ông Táo nói toàn những chuyện ngọt như đường như mật cho Ngọc Hoàng nghe. Thần Táo là một bộ ba hai ông một bà. Chúng ta thường được kể chuyện về bộ ba ông bà thần bếp như sau : Ngày xưa có hai vợ chồng chú tiều phu rất nghèo khổ nọ sống ở ven rừng, không có con cái. Người chồng hay rượu chè tối ngày bỏ bê công ăn việc làm :
Tẩn mẩn tê mê vì cô bán rượu,
Liệt chiếu liệt giường vì chị bán nem.
Người vợ đã nhiều lần can gián. Nhưng người chồng vẫn chứng nào tật nấy, tối ngày ngâm nga :
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa

Càng say sưa rượu chè, không những bỏ bê việc làm ăn mà người chồng lại càng hành hạ, đánh đập vợ. Người vợ vì thương chồng nhẫn nhục chịu đựng nhưng một ngày kia người chồng say bí tỉ “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, đánh đập vợ tàn nhẫn rồi đuổi vợ đi. Người đàn bà đi lang thang vào mãi tận sâu trong rừng. Ðến tối đêm thì thấy một ánh lửa ở một căn nhà giữa rừng. Chị gõ cửa vào xin tá túc. Chủ căn nhà là một người thợ săn sống một mình. Chị kể lể sự tình, người thợ săn thương tình chấp thuận cho chị ở lại. Sau đó hai người sống với nhau như vợ chồng. Người thợ săn rất yêu vợ. Người tiều phu chồng cũ thấy vợ bỏ đi đâm ăn năn hối hận rồi một sáng nọ quyết định đi vào rừng tìm vợ. Ðến xẩm tối, người này cũng đến căn nhà giữa rừng. Gõ cửa xin vào tá túc. Một người đàn bà ra mở cửa. Anh nhận ra chính là vợ mình. Hai người mừng tủi gặp lại nhau. Người tiều phu năn nỉ người vợ trở về sống với mình. Hai người đang chuyện trò thắm thiết với nhau bỗng người thợ săn về nhà. Người đàn bà sợ hãi vội dấu người chồng cũ vào đống lá. Người thợ săn đem con thú mới săn được bỏ vào đống lá để thui. Người thợ rừng, chồng cũ của người đàn bà không dám xuất đầu lộ diện sợ mang tai họa làm đổ vỡ hạnh phúc của người vợ, đành cam chịu chết cháy. Thấy người tiều phu chồng cũ bị chết cháy, người đàn bà vẫn còn yêu người chồng cũ tự cho rằng mình đã giết người chồng cũ vì dại dột dấu anh ta trong đống lá. Bà liền nhẩy vào đống lửa chết theo. Người thợ săn thấy vợ mình tự thiêu, thương vợ tưởng mình đã làm điều gì trái nghĩa khiến nàng phải tự tử nên cũng nhẩy vào đống lửa chết theo.
Một truyền thuyết khác tương tự ở vùng đồng ruộng lại kể rằng : Ngày xưa có hai vợ chồng rất yêu nhau nhưng vì quá nghèo phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được một người chồng giầu có. Một hôm tình cờ người chồng cũ đi ăn xin đến nhà người vợ cũ. Người vợ đem tiền của ra giúp chồng. Nhân lúc đó người chồng mới về. Người đàn bà dấu chồng cũ trong đống rơm. Người chồng mới đốt rơm lấy tro bón ruộng. Người chồng cũ chịu chết cháy để giữ hạnh phúc cho vợ. Người vợ cảm kích nhẩy vào lửa chết theo. Ông chồng mới thương vợ cũng nhẩy vào đống lửa chết cháy. Ngọc Hoàng động lòng thương thấy ba người đều chết cháy vì tình vì nghĩa nên phong cho họ thành bộ ba ông bà Táo chụm đầu vào nhau trong bếp lửa. Thần bếp của chúng ta vì thế có một bà hai ông và gọi là Thần Táo.
Hàng năm chỉ ông Táo về trời trình thượng đế còn bà Táo ở lại nên nếu ông Táo mách chuyện gì không tốt với Thượng đế thì bà Táo ở lại sẽ chịu những lời đắng cay của người đời : _ Gió đưa ông Bếp về trời,
Bà Bếp ở lại chịu lời đắng cay.
Táo là gì ? Trước khi đi tìm nguồn cơn, khúc nhôi của câu chuyện này, ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại gọi thần bếp là Táo. Táo là gì ? Từ Táo có nghĩa là ông thần Bếp. Táo có gốc Tá - có nghĩa là Lửa. Mặt Trời. Ta thấy từ “” đi đôi với từ “hỏa” như trong những từ ghép “tá hỏa”, “tá hỏa tam tinh”. Cổ ngữ Mường Việt gọi các vị thần tổ phái nam thuộc dòng mặt trời, dòng lửa là Tá ví dụ Tá Cần, tá Cài. Theo bài hát tế Ðẻ Ðất Ðẻ Nước tức Mẹ Ðất Mẹ Nước ở Thanh Hóa thì vua Hùng Vương Dịt Dàng và tá Cài cùng sinh ra từ trăm cái trứng của bà Ngu Cơ, tức bà Âu Cơ :
Trứng một đẻ ra ông Dịt Dàng,
Trứng hai đẻ ra ông Lang Tá Cài,
Trứng ba nở ra ông Lang Tá Cần . . .
Ba Tư ngữ “Tarr” là thần lửa. Ai Cập ngữ Ptah, Tatom, Tatum là thần mặt trời. Tá là tổ, là tỏ, là mặt trời, là lửa. Ông Táo là ông Tá, ông Lửa, tức ông Thần Bếp Lửa. Từ táo liên hệ tới lửa nên còn có các nghĩa phụ khác là khô, cứng như bị “táo bón”, cây “táo”. Cây táo là loại cây chịu đựng được khô hạn. Quả táo cũng được phơi khô dùng để hầm thức ăn và làm vị thuốc. Quả táo là quả khô có dương tính. Ông Táo là Thần Bếp lửa.
Bếp là gì ? Bếp là nơi có lửa nấu thức ăn nước uống. Bếp có gốc bế – ruột thịt với “bễ” có nghĩa là ống thổi lửa như ống bễ thợ rèn, kéo bễ thổi lửa như thường ví hai cái lỗ mũi như hai cái ống bễ. Bếp liên hệ với “bật” là làm sáng lên như bật đèn, bật lửa, bật diêm quẹt.... Bễ, bếp, bật... liên hệ với Phạn “bhà-”, sáng, làm sáng lên. Vậy bếp liên hệ với lửa. Tóm lại ông Táo là ông Lửa, ông Thần Bếp Lửa.
Tại sao thần táo lại cỡi cá chép về chầu trời ? 
Theo truyền thuyết, thần Táo cỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Trong các món đồ cúng ông Táo có món cá chép còn sống bơi trong chậu nước để ông Táo dùng làm phương tiện di chuyển về trời. Tại sao Thần Táo lại cưỡi cá chép ? Ông Táo có thể cỡi cá chép bay về trời được vì cá chép có thể hóa ra rồng bay lên mây, lên trời được. Cá chép “hóa rồng” thấy qua câu ca dao sau này :
Bao giờ cá chép hóa rồng,
Bõ công cha mẹ bế bồng ngày xưa.
Theo truyền thuyết thì :
Mồng bốn cá đi ăn thề,
Mồng tám cá về, cá vượt Vũ-môn.

Vũ-môn là một chỗ có nhiều ghềnh thác trên Trường Giang tức sông Dương Tử thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì cá chép ở các nơi qui tụ về chỗ ghềnh thác này để thi nhẩy. Con nào nhẩy vượt qua được ba bậc của ghềnh thì hóa thành rồng. Cá chép hóa rồng nên cá chép cũng được dùng làm biểu tượng cho vua Rồng Lạc Long Quân. Người Mường thờ cá chép coi như là Lạc Long Quân và con nai sao là Âu Cơ. Chúng ta cũng coi cá chép là biểu tượng cho Lạc Long Quân. Chứng tích cá chép liên hệ đến Lạc Long Quân thấy qua câu sử miệng ca dao cổ ở làng Lệ Mật, Gia Lâm ngoại ô Hà Nội :
Ðến ngày 23 tháng ba,
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê,
Kinh Quản, Kinh Cự đề huề,
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.
Cứ đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân làng Lệ Mật đánh cá ở giếng đình để lấy “cá đóng dấu đem dâng thánh ăn gỏi. Ðó là những con cá chép có dấu son đỏ trên vẩy. Dân làng bảo đó chính là Hồ Tây cá nhẩy đi về trong mây” (Ðặng Văn Lung, Nguyễn Thị Huế, Trần Gia Linh, Văn Hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương, NXB Hội Nhà Văn, 1998 tr.61).
Hồ Tây là hồ Thầy, hồ Mặt trời lặn, hồ Lạc Long Quân. Cá nhẩy đi về trong mây tức là cá hóa long chính là cá chép, cá biểu của Lạc Long Quân. Câu cá chép hóa rồng, cá vượt Vũ Môn cũng chỉ về sự học hành đỗ đạt, làm nên danh phận. Ngày xưa chỉ phái nam mới học hành thi cử làm nên công danh vì thế cá chép vượt Vũ môn đã được người Nhật đem vào ngày lễ Con Trai vào tháng 5. Tại sao lại chọn tháng 5 ? Xin thưa số 5 theo Dịch là Li, lửa, mặt trời, dương. Trong ngày lễ Con Trai, nhà nhà người Nhật đều treo phướn cá Koi, một loại cá chép màu rất đẹp với niềm mơ ước là con trai mình sau này như cá chép hóa long. Cũng chính vì cá chép dùng làm phương tiện về trời của thần bếp lửa vào tháng cuối tháng chạp mà chúng ta gọi nó là cá “chép”. “Chép” biến âm với “chạp”. Cá chép là cá tháng chạp. Chép và chạp đều có nghĩa là “hai”. Thật vậy với h câm, ta có chạp = cạp, cặp. Tháng chạp là tháng cặp, tháng hai. Theo biến âm ch=k như chênh=kênh, ta có chép=kép, có nghĩa hai : “rộng làm kép, hẹp làm đơn”. Người Việt chúng ta gọi là tháng 11 ta là tháng một và tháng 12 ta là tháng chạp, tháng cặp, tháng hai và tháng một ta gọi là tháng giêng :
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.
.. .. .. .. .. .. ..
Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn.
Rõ ràng cá chép là cá kép, cá cặp, cá chạp. Cá chép là cá tháng chạp. Do đó cá chép được dùng làm phương tiện về trời của ông Táo vào ngày hai mươi ba tháng chạp ta. Ngoài ra cá chép có râu mang nam tính, dương, lửa, môi mép, vẩy vi viền đỏ là con cá lửa. Cá chép còn gọi là cá gáy. Nếu hiểu gáy là tiếng hót thì gáy là biểu tượng cho đực, hùng tính. Con chim, con gà chỉ con đực mới gáy. Gáy biến âm với gay là đỏ. Ðỏ gay. Ðỏ là tỏ là mặt trời, lửa. Hán ngữ cá chép là lí ngư. Lí biến âm với li là lửa. Lí ngư là cá lửa. Như thế cá chép liên hệ tới lửa điều này giải thích tại sao ông Táo Thần Bếp lửa cỡi cá chép về trời.
Ông táo không mặc quần 
Cũng theo truyền thuyết ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn :
Ðội mũ đi hia, chẳng mặc quần.
Ðồ mã cúng ông Táo không bao giờ có quần. Câu ca dao dưới đây cho thấy ông Táo ở trong bếp lửa ấm cúng nên không cần nhiều đồ mặc, không cần quần và ở trong bếp nên cũng không phải lo về vấn đề ăn uống ; ông Táo không phải lo ăn, lo mặc nên chẳng phải lo gì nhiều so với ông Cả :
Ông Cả ngồi trên sập vàng,
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
Ông Bếp ngồi trong đống tro,
ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
.
Tại sao thần táo lại hai ông một bà ? 
Bây giờ ta hãy tìm xem tại sao bộ ba vị thần này lại hai ông một bà ? Câu chuyện Thần Bếp hai ông một bà này đã đi sâu vào đời sống dân dã Việt Nam. ở thôn quê Việt Nam cái bếp thường được làm bằng cách nặn ba cục đất sét gọi là ba ông đầu rau. Cục ở giữa có cái lỗ ấn lõm vào chỗ ngang người. Cái lỗ đó thường cho là cái lỗ rốn. Cục có rốn để ở giữa là bà Táo. Hai cục hai bên không có rốn là hai ông táo (x. phụ bản Nhà Bếp). Có một điều rất lấy làm lạ là tại sao chỉ có bà Táo mới có rốn còn hai ông Táo đàn ông lại không có rốn ? Chắc chắn cái rốn của bà Táo phải có một ý nghĩa gì bí ẩn đây ? Chúng ta sẽ thấy rõ ở dưới.
Cái thắc mắc nữa là tại sao lại gọi bộ ba ông bà Táo là ba ông đầu rau ? Xin thưa ’rau’ là biến âm với ’nhau’ như ta thấy qua từ lá nhau hay lá rau (placenta) của bà đẻ. Ba cái đầu rau là ba cái đầu nhau. Với h câm, ta có nhau là nau, là nấu. Ðầu rau là đầu nấu. Ba cái đầu rau là ba cái đầu để nấu.
Tại sao thần Táo lại hai ông một bà ? Mọi người đều tin như vậy, mà lại tin vào một chuyện tréo cẳng ngỗng là “hai ông một bà”. Xã hội của chúng ta trước đây là một xã hội đa thê chứ không chấp nhận đa phu :
Ðàn ông năm thê, bảy thiếp,
Gái chính chuyên chỉ có một chồng.

Luân lý xã hội thường thường khuyên chỉ nên có một vợ một chồng, không nên bắt chước vua Bếp hai ông một bà :
Thế gian một vợ một chồng,
Không như vua Bếp hai ông một bà
.
Câu chuyện này phải hợp với cương thường đạo lý thì mới phổ biến rộng rãi và tồn tại từ đời này qua đời nọ. Bắt buộc phải dựa vào một cái gì mà mọi người nhất là các nhà khoa bảng, quan quyền đồng ý như vậy. Ði tìm ’cái gì đó’, tôi đã tìm cách bắt mạch để chẩn đoán ba vị thần bếp hai ông một bà này. Úi da ! Chút nữa phỏng cả tay. Bộ ba thần bếp lửa có mạch Hỏa ! Mạch nóng bỏng cả tay. Hỏa là lửa. Lửa là Li. Li vi hỏa. Eureka ! Ðây chính là quẻ Li trong Dịch kinh. Quẻ Li gồm hai hào dương hình hai cái que, hai cái nọc kẹp ở giữa một hào âm tức cái que đứt đoạn. Nếu viết theo Việt Dịch Nòng Nọc thì hai hào dương là hai cái que và hào âm ở giữa là cái vòng tròn : (IOI), Li. Hai hào dương, hai cái nọc hai bên là hai ông Táo đực rựa. Còn hào âm ở giữa nếu viết theo Chu Dịch là cái que đứt đoạn là cái khe, cái kẽ, còn viết theo Việt Dịch Nòng Nọc là vòng tròn, là cái lỗ biểu tượng cho phái nữ tức bà Táo. Cái rốn ở cái đầu rau Táo bà chính là cái hào âm vòng tròn Nòng. Ðiều này giải thích tại sao bà Táo đầu rau có cái lỗ rốn. Ðây là cái rốn mang âm tính và dĩ nhiên hai ông Táo đầu rau không có cái rốn loại này. Như thế chuyện thần bếp hai ông một bà nguồn từ quẻ Li là lửa trong Kinh Dịch. Thần Li, Thần Lửa là Thần Bếp.
Quẻ Li viết theo Dịch Nòng nọc.
Hai hào dương hai bên là hai ông
Táo và hào âm ở giữa là bà Táo
Quẻ Li viết theo Chu Dịch
Tóm lại truyện bộ ba hai ông một bà Táo, Thần Bếp Lửa dựa trên quẻ Li (IOI), tức quẻ Lửa của Dịch kinh có mặt trong truyền thuyết Việt. Một lần nữa qua cái lỗ rốn tròn là hào âm nòng cho thấy Dịch Nòng Nọc âm dương đề huề là loại Dịch nòng cốt của đại tộc Việt coi âm dương đề huề hay hơn nữa coi mẹ hơn cha.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN - TỪ CÔNG PHỤNG

Rồi mai, có một lần tôi đưa em, 
về trên đỉnh yên bình, hiền hòa 
Một mùa xuân lên cao, 
hôn lên làn tóc xõa, theo mây trôi, bềnh bồng. 

Rồi mai, có một lần tôi đưa em, 
đưa em về miền nắng ấm. 
Những con chim thôi ngủ sau mùa đông lạnh căm. 
Hát lên gọi mùa xuân rạng rỡ, 
Đem mặt trời tô mắt dại tuổi mơ 

Trên đỉnh yên bình. 
Một mùa xuân ôm kín khung trời, 
của tuổi thơ thôi rã thôi rời 
Xin đừng làm bão tuổi đôi mươi 
Để vòng tay khắc khoải ôm xuôi 
Từng niềm vui bay theo biển gió. 

Hãy ôm trọn, ôm trọn tuổi xuân. 
Có một lần vui thôi em, 
đừng cho chết hương tình ngọt ngào 
Đỉnh bình yên trên cao 
Xin em giữ kín cho lâu dài, 
một mùa xuân đã thắm trong tôi

THÚY NGA PARIS CHỌN LỌC
https://www.youtube.com/watch?v=0ouVlOhtU8Q

Hoa Xuân - Phạm Duy

Hoa Xuân - Phạm Duy

Xuân vừa về trên bãi cỏ non 
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn 
Hoa cười cùng tia nắng vàng son 
Lũ ong lên đường cánh tung tròn 
Hoa chẳng yêu lũ bướm lả lơi 
Muốn yêu anh vác cầy trên đồi 
Hay là yêu chiến sĩ ngàn nơi 
Thấy hoa tươi cuời bỗng thương đời 

Xuân! Hoa còn tươi mãi 
Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui 
Xuân! Hoa nở vì ai 
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai 
Có một chàng thi sĩ miền quê 
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì 
Có một đàn em bé ngoài đê 
Hát câu i tờ đón Xuân về 

Những đoàn người trên luống cầy nâu 
Thấy hoa xuân phép lạ ra màu 
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu 
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu 
Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao 
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu 
Người cùng mùa đã thoát vực sâu 
Sức reo hoa nở lúc Xuân đầu 

Xuân! Hoa tỏa hương mới 
Nhân quần ân ái đã kêu đòi niềm vui 
Xuân! Hoa là tình tôi 
Đua nở cùng ai cùng quyến luyến mọi nơi 
Có một bầy thôn nữ nhìn hoa 
Chúc cho Xuân vui vẻ thái hòa 
Có một vài tóc trắng thầm mơ 
Ước cho hoa nở mãi không già

https://www.youtube.com/watch?v=4av9p1fYwtE

XUÂN KỶ NIỆM CHỌN LỌC 2014

Xuân Mộng - Lam Phương

Trông Anh Đào bừng nở, nàng Lan cũng mỉm cười 
Âu yếm bên nàng Huệ, là Cúc sắc hương vàng tươi 
Năm ngón tay ngọc nữ, nhẹ đưa xuân vào cõi đòi 
Trông nắng xuân vời vợi, cởi áo cho nàng Hồng vui ! ? ;)) 

ĐK: 
Xuân ơi là xuân ! Nhân gian đón mừng ! 
Niềm thương niềm nhớ, ngày vui ngày buồn 
Ai.. đắm say tình trường, 
Cố quên chuyện lòng, cùng đón chúa xuân 

Đời đẹp như câu hát, đời đẹp như mơ ! 
Cùng đón gió xuân trong lời thơ 
Hận thù ngày đen tối gửi vào xa xưa 
Về đây nắm tay xây mùa thương 

Yêu mai vàng bừng nở, mừng xuân trong niềm thái hòa 
Yêu nắng xuân mặn mà, làm thắm mắt xanh đời hoa 
Yêu tuổi xuân đầm ấm, làm vui cho người xa nhà 
Yêu thế gian một nhà, mà viết lên thành bài ca 

( => Xuân ơi là .... ! .................... ! ) 

... mà viết lên thành.. bài ca...

https://www.youtube.com/watch?v=wP7c2auI22c

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Việt Nam có nhiều siêu mẫu, nữ hoàng... nhất thế giới!

Chưa bao giờ truyền thông lại xuất hiện nhiều danh xưng hot girl, hot boy, siêu mẫu, ông hoàng này, nữ hoàng kia như hiện nay... Có lẽ bởi hiệu ứng "hút" công chúng mà ngày càng có nhiều người ngộ nhận danh xưng, khiến showbiz trở nên hỗn loạn.

Nhan nhản hotgirl

Hotgirl là danh xưng đã trở nên quen thuộc và được giới trẻ sử dụng nhiều năm nay. Đặc biệt khi mạng xã hội phát triển tên gọi này ngày càng tăng theo cấp số nhân.

Thực chất hotgirl là những cô nàng xinh đẹp, tài năng, có xuất phát điểm từ một cuộc thi nào đó gây sốt trong giới trẻ hoặc một vài vai diễn ấy tượng trong các bộ phim tuổi teen.

Đều trưởng thành từ cái nôi của cuộc thi Miss Audition như Vân Navy, Bảo Thy, Emily; Hoàng Thùy Linh, Vân Hugo, Midu... tất cả đều sở hữu gương mặt xinh xắn cộng khả năng diễn xuất; còn Thủy Top, Elly Trần, Mai Thỏ dùng ngực khủng khoe ra trong những bộ ảnh gợi cảm làm bàn đạp tiến đến danh xưng “hotgirl”.

Hiện nay hot girl còn được nhiều trang mạng xã hội phát hiện, lăng-xê theo hướng tiêu cực, dưới góc độ khoe thân phản cảm hay có nhiều hành động phản cảm, gây chú ý cũng trở thành hot girl.

Mà hiện nay nhắc đến hotgirl người ta nghĩ ngay đến những cô nàng chuyên chụp hình nóng bỏng đúng nghĩa của từ "hot". Có những cô nàng tuổi teen chẳng có tên tuổi gì cũng tự nhận mình là hot girl, tự chụp ảnh nude, quay clip rồi tung lên mạng. Bà Tưng - Lê Thị Huyền Anh là một minh chứng cho việc tự tung hình ảnh nóng bỏng phản cảm lên mạng rồi được phong tặng ngay danh xưng "hotgirl", nhưng điều bà Tưng làm được còn xa hơn cả hotgirl, cô nàng khuấy đảo cộng đồng mạng và sau đó đã bị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm biểu diễn, xuất hiện trên toàn quốc.

Việt Nam nhiều siêu mẫu nhất thế giới?!

Chưa thấy một nước nào trên thế giới có số lượng siêu mẫu nhiều như ở Việt Nam. Trên trang wikipedia giải thích khái niệm siêu mẫu như sau: "Thuật ngữ siêu mẫu dùng để chỉ những người mẫu thời trang cao cấp được trả lương cao, thường nổi danh trên khắp thế giới và thường có kinh nghiệm về thời trang cao cấp và làm người mẫu thương mại". Khái niệm này được Gianni Versace lần đầu đưa ra năm 1991 khi nhà tạo mẫu nổi tiếng này tập hợp một nhóm các cô - ngoài những tên tuổi trên còn có Cindy Crawford, Helena Christensen và Stephanie Seymour - trình diễn trang phục của ông. Gianni Versace đã mất, nhưng khái niệm “siêu mẫu” ông đưa ra vẫn còn với thời gian.

Thuật ngữ này được phổ biến trong văn hóa đại chúng vào thập niên 1990. Những siêu mẫu thường làm việc cho những nhà thiết kế và nhãn hiệu thời trang hàng đầu. Họ có những hợp đồng và chiến dịch trị giá hàng triệu đô la. Họ được xem là những cái tên của mọi gia đình và được cả thế giới công nhận sự nghiệp người mẫu. Họ xuất hiện trên bìa của nhiều tạp chí khác nhau như Vogue, Elle, Harper's BAZAAR, Numéro, GQ....

Claudia Schiffer đã nói, "Để trở thành một siêu mẫu, bạn phải xuất hiện trên bìa tạp chí khắp nơi trên thế giới cùng một lúc, để mọi người đều có thể nhận ra bạn".

Còn ở Việt Nam những người mẫu sau khi tỏa sáng ở một vài cuộc thi nhỏ, chụp cho một vài bìa tạp chí trong nước bỗng tự nhận hoặc được nhận mình là siêu mẫu. Trong khi đó ở giới người mẫu các nước, danh xưng cao quý này là danh xưng mà một người mẫu phải tạo dựng lâu năm mới có được và phải có sự nổi tiếng nhất định. Vì thế, vô tình một số "siêu mẫu" của chúng ta trở thành trò cười của người mẫu quốc tế vì sự tự phong của mình.

Việt Nam lạm dụng danh xưng siêu mẫu
Việt Nam lạm dụng danh xưng "siêu mẫu"

Ai xứng danh ông hoàng, nữ hoàng…

Ông hoàng nhạc Việt?
"Ông hoàng nhạc Việt"?

Trong showbiz Việt, không biết từ đâu mà những danh xưng ông hoàng này, nữ hoàng kia cũng được gắn mác triệt để cho từng cá nhân cụ thể. Báo chí giật tít cho gây chú ý cũng gắn nào là: Đọ nhà của hai ông hoàng nhạc Việt; Cuộc đời chìm nổi của ông vua nhạc sến; Soán ngôi ông hoàng nhạc Việt... Nếu nói đến ông hoàng hay ông vua nhạc của thế giới, chẳng ai nhìn nhận ngoài Michael Jackson - ông vua nhạc pop (King of pop) hay nổi tiếng như Britney Spears với danh xưng Công chúa nhạc pop, Taylor Swift - công chúa nhạc đồng quê...

Danh xưng trong giới biểu diễn ở ta và trên thế giới hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên cái đáng nói là việc ngộ nhận của người nghệ sĩ lẫn truyền thông nâng tầm vị thế cho người đó đừng quá lố. Bởi một khi tài năng không xứng tầm với danh xưng thì danh xưng ấy và cả nhân vật ấy đều trở nên hợm hĩnh!

Theo Minh Khuê
Petro Times