Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Người Việt Xài Sang Nhất Thế Giới?

Người Việt Xài Sang Nhất Thế Giới?


Phỏng Vấn T/S Alan Phan của báo Văn Hiến (7 August 2013)

Thưc hiện: P/V Thái Huệ

Theo ông, tại sao ngày càng đông đại gia Việt mới nổi phóng tay tiêu xài, bất chấp kinh tế Việt Nam năm 2013 khó khăn, hơn 80% người dân phải thắt chặt chi tiêu?

Đó là tâm lý chung của những người mới giàu chưa có cơ hội hưởng thụ. Nếu kiếm được một số tiền, nhất là khi số tiền kiếm được một cách dễ dãi thì đương nhiên họ có khuynh hướng thích phóng tay mua sắm, chứ không chắt chiu, cẩn thận như những người kiếm tiền một cách khó khăn. Ngoài ra còn có yếu tố sĩ diện của nền văn hóa bắt đầu từ Trung Quốc, tức là bề mặt rất quan trọng. Cho nên đối với họ sự thể hiện yếu tố bề mặt không chỉ trong vấn đề sinh sống hàng ngày mà còn trong công việc làm ăn. Nhiều ông không có tiền nhưng cũng phải ráng mua một chiếc xe thật tốt thì người ta mới tin mình, mới đưa tiền cho mình làm ăn.

Có đặc điểm chung nào để nhận diện số người dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua một chiếc túi xách hoặc hàng chục tỷ đồng để tậu một chiếc xe, thưa ông?

Xã hội này đang là lúc khởi đầu của tư bản. Có rất nhiều lỗ hổng. Người ta ào ạt kiếm tiền ở chứng khoán, ở bất động sản, hoặc người có chức có quyền thì kiếm tiền bằng phong bì cũng quá dễ, đêm về có người đem tiền tới cho mình. Tất cả tạo thành xã hội mà đồng tiền kiếm quá dễ. Kiếm quá dễ thì tiêu quá dễ. Không riêng gì Việt Nam mà Trung Quốc cũng vậy.
Cách tiêu pha kinh khủng như thế có chứng minh được họ thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội không, thưa ông?

Cách tiêu pha như thế không dính gì tới vấn đề thượng lưu hay không thượng lưu. Nó chỉ đơn giản chứng minh là họ có rất nhiều tiền. Khi họ có tiền thì ai muốn đánh giá sao thì đánh giá. Đương nhiên có khoảng 2-3% dân số có thu nhập khủng so với đại đa số người dân khác. Còn thu nhập đó là hợp pháp hay không hợp pháp thì lại là chuyện khác, liên quan đến pháp lý, xã hội, lương tâm và nhiều thứ khác. Ở đây mình chỉ nói đến chuyện người có tiền. 2-3% người rất giàu như thế cũng tương đương dân số 2,7 triệu người. 2,7 triệu người xài ẩu sẽ kinh khủng thế nào thì chúng ta đã thấy. Nếu tính về xác suất thì không có gì đáng ngạc nhiên về số lượng hàng xa xỉ được tiêu thụ.
Vậy thượng lưu, đẳng cấp đúng nghĩa, theo ông, phải là như thế nào?

Mỗi người có quan điểm riêng về đẳng cấp. Tôi thì đánh giá một người ở nhiều góc cạnh xã hội như sức khỏe, tâm linh, văn hóa, trí tuệ… Nhưng mọi sự đánh giá cũng là không cần thiết. Chỉ có mình tự biết mình là đủ. Mình là người có trí tuệ, có nhân tâm hay mình là thằng khốn nạn thì chỉ có mỗi mình biết rõ nhất. Chỉ khi tự biết mình như thế, không quan trọng chuyện thiên hạ đánh giá mình thế nào thì con người ta mới có đủ bản lĩnh để tự sửa mình, hoặc để phấn đấu tiến bộ hơn.
Có thông tin rằng bắt đầu từ nửa cuối năm nay, tất cả các loại hàng hiệu của thế giới chính thức đổ bộ vào Việt Nam bởi thị trường này đang phát triển rất mạnh. Ông nghĩ sao về cuộc đổ bộ này?
Thị trường Việt Nam đang phát triển từ con số 0, trong khi những nơi khác như Hồng Kong, New York, Tokyo… hàng hiệu đã có từ cả trăm năm nay. Đây chỉ là hiện tượng đầu tiên. Người ta đếm có tất cả khoảng 60 chiếc Rolls- Royce đang chạy ngoài đường. Như thế cũng chưa có nghĩa lý gì. Bên Hồng Kong dân số chỉ có 7 triệu người mà Rolls – Royce có ít nhất tới bảy, tám ngàn chiếc. Thành ra chuyện xài hàng hiệu ở Việt Nam chưa có gì đáng ngạc nhiên so với các quốc gia khác.
Từng sống nhiều ở phương Tây và đi nhiều, ông nhận thấy có sự khác biệt nào trong thói quen tiêu xài giữa người giàu phương Tây và người giàu trong nước?
Người mới giàu ở phương Tây cũng có tâm lý thích hưởng thụ. Nhưng họ kiếm tiền không dễ nên sự hưởng thụ bị giới hạn, khác với Việt Nam hay Trung Quốc. Người phương Đông thì thích khoe khoang, chẳng hạn tổ chức sinh nhật, đám ma, đám cưới… thì làm ầm ĩ lên. Khai trương một tiệm bánh cũng phải nhạc giật đùng đùng, múa lân hoành tránh… khiến cho mọi người nhìn vào phải thán phục. Trong khi ở bên Mỹ, chỉ có tổng thống chết thì xe đám ma mới đi đầy đường. Tôi từng đi đám ma của các viện sĩ, những người có địa vị xã hội ở bên ấy, họ đều tổ chức rất lặng lẽ.
Ông có thể kể một trường hợp tiêu xài cụ thể nào đó mà ông ấn tượng?
Cách đây 6 tháng tôi có dự đám cưới của con trai một tỷ phú. Ông này có tên trong danh sách 500 người giàu nhất nước Mỹ. Đám cưới được tổ chức ở một nhà thờ nhỏ tại Ranchos Palos Verdes, phía Nam Los Angeles. Sau đó là tiệc tiếp tân ở bãi biển, chỉ có mấy khay sandwich và nước ngọt.  Có khoảng 70 người tham dự. Đám cưới diễn ra rất giản dị nhưng ấm áp, thân thiết. Nghĩa là cách hưởng thụ cuộc sống của họ không ồn ào, không dính tới xã hội bên ngoài.
Tâm lý ưa xài sang, thích chơi ngông có đưa đến những hệ lụy gì cho văn hóa không, thưa ông?
 Tâm lý xài sang, xài ẩu suy cho cùng không đáng trách bởi đó là quyền cá nhân. Nhưng nó phản cảm trong một xã hội mà đa số người dân còn nghèo. Nó gây nên sự ghen tỵ không cần thiết ở những người nghèo. Xài sang như thế còn có thể gây ra hệ lụy trong xã hội và làm gương xấu cho lớp trẻ. Thí dụ tệ nạn nhậu nhẹt ở lớp trẻ cũng là bắt chước từ cha chú. Chữa bệnh gan cho một người mỗi năm mất trung bình 20 ngàn đô. Tính ra 10 triệu dân mắc bệnh gan vì nhậu nhẹt thì chính phủ phải chi ra ít nhất 20 tỷ đô. Tổn thất này còn nặng hơn vụ Vinashin.
Ông có nghĩ là Việt Nam cũng cần mở hẳn một trường dạy cho người giàu biết cách xử sự tương xứng với số tiền họ có như cách mà Trung Quốc đã làm?
Cái trường ấy bên Trung Quốc cũng chỉ dạy người ta cách giao tiếp khi gặp người Tây phương và đa số là gặp để làm ăn. Đối tượng học các lớp ấy chủ yếu là những người Trung Quốc có làm ăn với Tây phương, chứ nếu làm ăn với người trong nước thì ứng xử của họ vẫn như cũ.
Nghĩa là vấn đề xài sang, xài ẩu chỉ được giải quyết ở ngọn. Còn để giải quyết tận gốc thì cần phải làm thế nào cho căn cơ, thưa ông?

Chính phủ nên đứng ngoài cuộc vì đây không phải là việc của chính phủ, mà đây là mặt trận văn hóa, giáo dục. Những cơ quan văn hóa, tôn giáo, những nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn nên có những cuộc thảo luận thường xuyên về cách ứng xử có trách nhiệm với đồng tiền. Nên cho giới trẻ biết sự tiêu xài hoang phí không có nghĩa lý gì trong bối cảnh vũ trụ. Còn nhìn chung, thì đóng góp lớn nhất để giải quyết tận gốc chuyện xài ẩu vẫn là những tấm gương từ người lớn. Một giáo viên ăn nhậu lê lết thì dạy làm sao cho học trò nghe?
Điểm Nhấn:
1.     Ở  xứ mình, người mình, ông đã bao giờ phải ngạc nhiên về sự chịu chơi và chịu chi bạo tay?

Thực tình thì không. Khi tôi mới lớn(40 năm trước) và mới giàu, tôi cũng có nhiều thói quen xấu xí. Tôi chỉ hy vọng giới đại gia Việt đi sau thiên hạ biết nhận lãnh những bài học lầm lỡ và biết tiết kiệm cho tương lai, không những cho mình mà cho cả những người bất hạnh cung quanh.
 2.     Chắc ông có nghe chuyện nhiếp ảnh gia Mỹ 30 tuổi Tyler Shields đã gây tranh cãi ầm ĩ khi công bố một bộ ảnh đốt chiếc túi Hermès Birkin có giá tới hàng chục ngàn USD để phản đối việc con người chúng ta ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào những giá trị vật chất. Ông nghĩ thế nào về chiến dịch đó?

Nhiều nhân vật thích làm PR với những chiêu đặc biệt để gây chú ý của quần chúng. Điều này cũng ổn nếu người tổ chức đạt mục tiêu cao thượng của mình, không phải chỉ PR cho cá nhân hay công ty. Tuy nhiên, nếu quá độ, có thể gây phản ứng bất lợi.
 3.     Khi ông mua một món hàng thì ông sẽ quan tâm tới yếu tố nào?

Tùy loại sản phẩm. Một món hàng để dùng lâu dài như xe hơi, tủ lạnh…tôi thường xem đánh giá của các hiệp hội tiêu dùng để biết chất lượng và độ bền bỉ. Nhưng nếu chỉ mua áo quần hay một vài đêm nghỉ ở khách sạn, thì mình chỉ cần biết mình có thích và giá bán có hợp với giá trị thực. Ngoài ra, tôi hay phản cảm với những sản phẩm quảng cáo quá nhiều.

XỨ MỸ PHIỀN TOÁI

Có lẽ vì tôi sống ở Mỹ từ năm 18 tuổi (1963) vào thời điểm mà cá tính con người dễ bị ảnh hưởng và đang hình thành? Có lẽ vì lối ăn nói “không biết ngượng” dễ làm phật ý các bạn đồng môn? Có lẽ vì một tư duy tự do không ràng buộc vào những khuôn phép của xã hội chung quanh và truyền thống lâu đời của Á Đông? Cho nên, ngoài khuôn mặt, ai gặp tôi lần đầu hay lâu ngày cũng đều có một kết luận là tôi là một thằng Mỹ con; lỡ hít phải phân Mỹ và vô phương thay đổi.
Nhãn hiệu này có thể khá chính xác; nhưng tôi thường nêu ra một sự việc là tôi đã “chọn” sống ở Á Châu trong suốt 20 năm qua; cho thấy tôi không nghĩ môi trường sống tại Mỹ là một nơi thích hợp cho mọi người. Thực thể lại luôn biến động và cho ta rất nhiều góc nhìn từ bất cứ khía cạnh nào của lăng kính: thằng Mỹ con trong tôi vẫn thường nói như vậy với các bạn bè về những con người cộng sản. Dù một triết thuyết không còn tồn tại, nhưng vẫn có rất nhiều người thích bám víu vào quá khứ; nhất là khi quá khứ vẫn còn mang nhiều quyền lợi.
Tôi vừa về Mỹ tuần qua. Có thể là sẽ ở lại đây một thời gian khá lâu, vì lý do gia đình và công việc kinh doanh. Và tôi vẫn nghĩ xứ Mỹ là điểm đến lý tưởng cho những con người trẻ thích chấp nhận thử thách và thăng hoa trong sự nghiệp. Không một nơi nào trên thế giới lại cống hiến cho tuổi trẻ một sân chơi bằng phẳng và không rào cản cho bất cứ loại tài năng nào. Sống tại rất nhiều nơi trên thế giới, tôi và bạn bè vẫn thấy Mỹ là một đấu trường của đẳng cấp quốc tế, không phân biệt mầu da, chủng tộc hay tư duy.
Tuy nhiên, Mỹ cũng có thể là một xứ sở của phiền toái và khó chịu cho những người lớn tuổi như tôi.
Vừa về đến nơi, trong chồng thư mới nhất, tôi nhận giấy báo của ngân hàng và sở thuế California cho biết họ giữ lại một số tiền khá lớn trong trương mục vì tôi vẫn chưa chịu đóng thuế lợi tức cho tiểu bang năm 2010. Luật sư và hãng kiểm toán của tôi đã tranh luận vụ này cả năm nay; lý do là tôi không ở California suốt 18 năm qua, tại sao tôi lại nợ thuế của California? Nhưng chánh phủ nào cũng vậy, nhất là trong lúc ngân sách California đang bị thiếu hụt; phải tìm mọi cách để móc túi dân đen. Tôi tin là mình cũng sẽ thắng; nhưng trong 6 tháng tới, tiền cho luật sư và kiểm toán sẽ khiến tôi nhăn mặt bực dọc mỗi tháng.
Khi về đến nơi, tôi lại nhớ là mình bỏ quên bằng lái xe Mỹ ở Hồng Kông. Hãng xe thuê Avis rồi Alamo từ chối không cho tôi thuê xe, dù tôi là khách hàng “kim cương”gì đó và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm pháp lý ghi rõ trên giấy tờ. Luật của công ty cũng cứng ngắc không khác gì chánh phủ. Sau 15 tiếng trên máy bay, vào 12 giờ đêm, không cho phép tôi mất thì giờ, tôi đành phải kêu taxi vậy.
Trưa hôm sau, tôi hẹn với một người bạn thân từ hồi đại học, anh vừa được bổ nhiệm chân giám đốc vùng Tây Mỹ cho một tập đoàn đa quốc và vừa dời qua Los Angeles tháng rồi (từ Mexico City). Nghe tin tôi về đây, anh mừng lắm vì bạn bè chưa gặp nhau suốt 14 năm qua. Anh mời lên văn phòng anh ở Century City để thăm quan rồi cùng đi ăn trưa sau đó. Đến nơi, anh quá bận với phone và các chỉ thị cho nhân viên. Sau cùng, hai đứa ngồi trong phòng anh, gặm 2 cái sandwiches và 2 lon nước, do cô thư ký đi mua về.
Mặc cho một nền kinh tế năng động, sáng tạo và cởi mở, tạo cho người dân một nếp sống phong lưu so với toàn cầu, người dân Mỹ đã phải trả giá bằng áp lực, sức khỏe và nỗi bình yên (dĩ nhiên là chỉ ứng dụng cho các con kiến cần cù; gần một nửa dân Mỹ còn lại sống nhờ vào đủ loại trợ cấp (OPM) nên thoải mái hơn.)
Tối qua, tôi và gia đình đi xuống một nhà hàng khu Bolsa để tụ họp. Nghe kể về một người bà con. Ông ta khoảng tuổi tôi, bị ung thư ở Việt Nam, nhưng ông có một ý chí sống mãnh liệt. Ông qua Mỹ theo dạng HO và cương quyết chiến đấu với căn bệnh này. Sau 4 năm, ông thành công và câu chuyện của ông đã làm gia đình bạn bè cũng như người lạ khâm phục. Tuy nhiên, cách đây một tháng, ông lái xe đạp, quẹo trái không đúng luật và bị một xe SUV đụng chết. Ngày tang lễ, sở Cảnh Sát còn gởi tới một giấy phạt về việc vi phạm luật giao thông. Cũng may ông chết rồi nên tờ giấy được đốt theo đống vàng bạc.
No country for old men.
Alan Phan

Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?


VOA 26-09-2013
Một phúc trình về người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên mới được công bố trong bối cảnh Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.
Ông David Friedman, Chủ tịch Wealth-X, cho VOA Việt Ngữ biết công ty ông thu thập các dữ liệu từ các nguồn mở mà bản thân công chúng có thể tiếp cận, rồi sau đó sử dụng cách thức riêng để đánh giá những thông tin về tài sản của những người siêu giàu.
Phúc trình cho hay, sự gia tăng số người siêu giàu ở Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, trong năm 2012. Năm 2011, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú tiền đôla.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên.
“Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục”.
Ông Friedman cho biết ông không thể tiết lộ công khai các cá nhân siêu giàu ở Việt Nam cũng như nghề nghiệp của họ vì những thông tin như vậy ‘chỉ cung cấp cho các khách hàng của công ty Wealth-X’.
Báo chí trong nước cũng đưa ra các phán đoán riêng về những người siêu giàu Việt Nam dựa trên các dữ liệu từ thị trường chứng khoán.
Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.
Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.
Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.
“Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.
Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’.
“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.
Theo ông Friedman, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, phần lớn khối tài sản của các triệu phú là do các công ty tư nhân thuộc sở hữu của các gia đình tạo ra.
Chủ tịch công ty Wealth-X nói rằng đó là một trong các lý do giải thích vì sao tài sản của cá nhân siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng trong năm 2012 dù kinh tế không có dấu hiệu khởi sắc.
“Khi ta người ta có các công ty tư nhân do gia đình quản lý và những gia đình này am hiểu về những gì họ cần làm với nhiều nhiệt huyết thì kể cả khi nền kinh tế sút giảm và yếu kém, kinh doanh của họ vẫn phát triển, dẫn tới tài sản của các gia đình đó tăng. Ngoài ra, có thể có các lý do khác như hoạt động kinh doanh của họ dựa vào xuất khẩu nên nó không phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Việt Nam”.
​​Tại một cuộc hội thảo quốc tế đầu tuần này về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam, phần lớn những người tham dự đều tỏ ra bi quan.
Các giới chức được trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm, dẫn đến nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhiều người Việt Nam giàu lên nhờ gia đình.
“Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất”.
Ông Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’.
Nhưng chuyên gia này cho rằng cần phải thấy một thực tế là việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Du lịch qua ảnh - Thiên nhiên kỳ thú

Hằng năm, tạp chí National Geographic nổi tiếng thế giới lại tổ chức cuộc thi ảnh thiên nhiên dành cho những nhiếp ảnh gia du lịch chuyên nghiệp, bán chuyên so tài mang tên National Geographic Traveler Photo Contest. Cuộc thi diễn ra trên bốn mảng đề tài: Chân dung du lịch, phong cảnh thiên nhiên, cảm quan thiên nhiên và những khoảng khắc bất chợt. 

Cuối tháng 6 sẽ là thời điểm công bố người chiến thắng. Phần thưởng sẽ vô cùng hấp dẫn, làm mê mệt bất kì “mọt du lịch” nào: một chuyến viễn du 10 ngày đến quần đảo Galapagos, hòn đảo khai sinh học thuyết tiến hóa sinh giới của Charles Darwin, trên tàu National Geographic Endeavour để khám phá hệ sinh thái đa dạng, phong phú của nơi này cùng các chuyên gia kì cựu.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Douglas Croft – Tác phẩm “Đi theo mẹ nào!” . Cảnh tình mẫu tử trong thế giới động vật luôn là đề tài được giới nhiếp ảnh đánh giá cao. Nhất là khi cảnh quấn quýt giữa voi mẹ và voi con như thế này ngày càng trở nên hiếm hoi ngoài tự nhiên, khi con người can thiệp sâu vào đời sống động vật theo một cách đầy bạo lực và tham lam.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Graham McGeorge – Tác phẩm “Ngụy trang kiểu… cú”. Nhân vật chính là một bậc thầy về nghệ thuật nguỵ trang, ẩn mình: cú đông Screech. Hãy nhìn màn hóa thân hoàn hảo của loài chim này và bạn sẽ chẳng ngạc nhiên nếu chúng là loài săn mồi thiện xạ và gây nhiều bất ngờ.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Graham McGeorge – Tác phẩm “Tình mẫu tử” . Lại một tấm ảnh khác gây rung động khán giả bằng tình cảm mẹ con. Có quan hệ họ hàng với loài người, cách thể hiện tình cảm bằng cái ôm thắm thiết của loài tinh tinh Bononos này xem ra cũng không khác chúng ta là mấy.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Nancy Dowling - Tác phẩm “Vua cánh cụt”. Trên hòn đảo Booth lạnh giá ở vùng Nam Cực này, sự thống trị của loài chim cánh cụt là tuyệt đối, nghiễm nhiên biến chúng trở thành chúa đảo.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Cris Schmid - Tác phẩm “Sức mạnh của Criollo”. Chọn một góc chụp vô cùng mạo hiểm nhưng đầy sáng tạo, tác giả đã lưu lại được những tấm ảnh tuyệt đẹp thể hiện rõ nét những bước chạy dũng mãnh của loài ngựa Nam Mỹ Criollo. Đây được xem là loài ngựa bền sức nhất thế giới.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Cameron Knudsen – Tác phẩm “Mực Ngân Hà” . “Giữa vùng biển ngoài khơi Okinawa, Nhật Bản tối đen như mực, có một sinh vật với toàn thân phát sáng bơi ngang từ xa đã thu hút tôi. Thời gian và công sức tôi bỏ ra cho nó quả không uổng chút nào cả.”

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Joshua Holko – Tác phẩm “Godafoss”. Godafoss là một trong những thác nước ngoạn mục nhất của Băng Đảo Iceland. Nằm ẩn trong một hẻm núi, thác nước hình móng ngựa này cung cấp dòng nước trong lành, tinh khiết bậc nhất cùng những cột băng tuyết lạnh giá và hùng vĩ.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Charlotte Ralph – Tác phẩm “Thác ma”. Vẻ đẹp lạnh lẽo đầy huyền bí của thác Stirling, thuộc Milford Sound, New Zealand đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả. Nét thanh tao đầy ma quái của địa danh này khiến tác giả tưởng tượng đến lãnh thổ của “Chúa tể của Những chiếc nhẫn”.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Trevor Booth - Tác phẩm “Trại Barranco ban đêm”. Barranco là tên của một nhóm các nhà thám hiểm trong hành trình bảy ngày chinh phục Kilimanjaro – nóc nhà băng tuyết vĩnh cửu của ‘lục địa đen’.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Nancy Dowling – Tác phẩm “Vẻ đẹp của băng trôi” . Ánh sáng, băng và nước hòa hợp lẫn nhau tạo nên một tác phẩm băng giá đẹp tuyệt vời. Tác giả cảm nhận rằng không có một tì vết nào trong tấm ảnh hoàn hảo này.

Trầm trồ với bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp
Nhiếp ảnh gia Priscilla Locke – Tác phẩm “Cổng địa ngục”. Tác giả đang đứng bên bờ vực của hố Darvaza ở Turmenistan. Nơi này đã cháy liên tục hàng chục năm nay, nhưng vẫn chưa tiêu thụ hết được lượng khí thiên nhiên thoát ra từ lòng đất.
Kaindy là hồ nước dài 400 mét ở dãy Thiên Sơn, cách thành phố Almaty 129 km. Hồ nước có vẻ đẹp chẳng khác gì trong chuyện cổ với những thân cây thẳng tắp nhô lên từ dưới lòng hồ. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới
Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Bão bụi gây sấm sét ở khu vực núi lửa

Những cơn bão bụi này thường xuất hiện tại khu vực núi lửa và tạo ra một cảnh tượng vô cùng ấn tượng như sấm sét, lửa đỏ xuất hiện giữa lòng đám mây khói màu xám. Mặc dù hiện tượng này dự báo thiên tai khôn lường, không ai cưỡng lại nổi vẻ đẹp hùng vĩ của nó. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới
Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Bọt khí đóng băng, hồ Abraham, Canada

Abraham là hồ nước nhân tạo nằm ở phía Tây Alberta, Canada. Những loài cây trồng bên hồ thải ra rất nhiều khi gas và những bọt khí này bị đóng băng ở mặt hồ khi mùa đông về vì chưa kịp nổi lên mặt nước. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới
Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Hồ trong hố tự nhiên, Mexico

Hồ nước Ik-Kil Cenote ở thành cổ Chichen Itza này có nước xanh mát quanh năm, là điểm đến trốn nóng của người dân Mexico đã từ lâu. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Hang pha lê lớn, Nacia, Mexico

Hang động sâu tới 290 mét dưới lòng đất này không chỉ chứa lượng pha lê lấp lánh đẹp mắt mà còn từng là mỏ khai thác đồng, bạc và vàng. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Bãi biển lấp lánh, Vaadhoo, Maldives

Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra khi các vi sinh đặc hữu ở Vaadhoo tiếp xúc với không khí. Chúng đồng loạt phát sáng như đom đóm, tạo nên một cảnh tượng chẳng khác nào trong phim Avatar. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Đồng muối phản quang, Bolivia

Salar de Uyuni là ruộng muối lớn nhất thế giới với diện tích 4.086 mét vuông. Ruộng phủ đầy các tinh thể muối trong veo, hệt như tấm gương phản chiếu cả bầu trời. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Cột ánh sáng, Matxcova, Nga

Cột ánh sáng là hiện tượng quang học xảy ra khi ánh sáng phản chiếu gần như vuông góc với những tảng băng đóng rất nhiều vào mùa đông ở Nga. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Đài phun nước muối tự nhiên, bờ biển Oregon, Mỹ

Với sự lưu chuyển mạnh mẽ của các đợt thủy triều, kết hợp với địa hình phức tạp, du khách tới bờ biển Oregon được chiêm ngưỡng đài phun nước muối tự nhiên cực “độc” như thế này. 

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Cây “mạng nhện”, Pakistan

Sau những trận lụt khủng khiếp ở Pakistan, hàng triệu con nhện đã leo lên cây trốn lũ và chăng tơ tạo nên những lùm cây mạng nhện kỳ dị.

Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới
Ngắm cảnh cảnh tượng siêu nhiên trên khắp thế giới

Phong cách sống của người Việt trong mắt một người nước ngoài

Chị TJ Vargas là một người nước ngoài đã đến sống ở TP.HCM được gần 5 năm. Qua blog của mình, chị đã chia sẻ những quan sát của mình về phong cách sống của con người Việt Nam.

Tôi đã ở Việt Nam từ năm 2007 và tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của mình về đất nước này nói chung và Sài Gòn nói riêng. Tôi có thể đúng, có thể sai; các bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với tôi, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ.
 
Thú vị Việt Nam trong mắt một người nước ngoài
Trà đá miễn phí tại Việt Nam

1. Trà đá được miễn phí ở hầu hết các nhà hàng. Một số nhà hàng có trà nóng, một số còn có cả hai loại.

2. Khi người Việt Nam uống trà hoặc nước (hoặc những đồ uống khác), họ luôn để lại từ 5% đến 10% đồ uống trong cốc của mình. Họ không uống cạn.

3. Người Việt Nam không tắm vào buổi sáng mà họ tắm vào buổi tối.

4. Thanh thiếu niên ở đây yêu thích mọi thứ đến từ Hàn Quốc – đồ ăn, âm nhạc, kiểu tóc, quần áo. K-pop có ảnh hưởng rất lớn ở nơi này.

5. Họ ngủ vào buổi trưa sau bữa ăn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn lái xe từ 12h trưa đến 1h chiều thì bạn sẽ đi lại dễ dàng và đường phố thì rất yên tĩnh. Đúng rồi, lúc đó không hề có tắc nghẽn giao thông!

6. Những bài hát “Happy New Year” của ABBA, “Hotel California” của The Eagles, và “Papa” của Paul Anka là những bài hát được chọn để hát karaoke nhiều nhất.

7. Người Việt Nam đội mũ bảo hiểm không phải để đảm bảo an toàn trên đường mà chỉ nhằm tránh bị cảnh sát giao thông phạt.

8. Chẳng ai tôn trọng làn đường hay vạch qua đường dành cho người đi bộ cả. Chúng tôi luôn phải cầu nguyện mỗi khi băng qua đường hay đi bộ trên vỉa hè.

9. Mỗi gia đình có ít nhất 2 chiếc xe máy và họ để xe ở tầng trệt. Phòng khách đồng thời là gara để xe máy.

10. Mai Linh và Vinasun là những hãng taxi được tin cậy nhất. Ở sân bay, mọi người xếp hàng để đi xe của Mai Linh và Vinasun. Họ thà đợi thêm thời gian hơn là nhảy lên những chiếc xe taxi dù.

11. Người dân ở đây sẽ hỏi bạn về tuổi, quốc tịch và tình trạng hôn nhân của bạn ngay trong lần gặp đầu tiên.

12. Cà phê ở đây thật tuyệt vời. Mọi người thích uống cà phê sữa đá hoặc cà phê hoặc cà phê với sữa đặc dùng với đá.
Thú vị Việt Nam trong mắt một người nước ngoài
13. Nguyễn (viết theo tiếng Anh là Nguyen) có thể vừa là họ vừa là tên và ở đây rất nhiều người có tên/ họ này. Khoảng 7/10 số người Việt Nam tôi gặp có họ/ tên này.

14. Nhìn chung người Việt Nam rất chân thật, thân thiện và hay giúp đỡ. Ngoài ra, họ còn rất hay mỉm cười.

15. Ngôn ngữ ở đây gần như là không thể học nổi. Cứ cho là bạn có thể nhận thức được cách phát âm của ngôn ngữ này nhưng khi bạn nói nó lên, họ sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi bạn nói gì. Lời khuyên dành cho bạn là hãy viết ra giấy những lời nói của bạn. Còn đối với tôi, bí quyết là dùng ngôn ngữ…tay chân.
Sưu tầm

Mua 92 máy bay Airbus: Đơn hàng khổng lồ của VietJet Air


Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air vừa nhất trí về một đơn đặt hàng tạm thời đặt mua tới 92 máy bay Airbus, với tổng trị giá 9 tỷ USD theo giá niêm yết vào ngày 25/9. Đây được xem là một nỗ lực mới của hãng này nhằm mở rộng hoạt động trong bối cảnh thị trường hàng không của khu vực tăng trưởng mạnh.

Theo tin từ Reuters, VietJet, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, cho biết sẽ mua chủ yếu máy bay A320 và dự kiến ngân sách dành cho việc mua máy bay này sẽ lấy từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đang được lên kế hoạch, cũng như vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài được đảm bảo bằng tín dụng xuất khẩu.

Thỏa thuận này của VietJet là đơn đặt hàng “khủng” mới nhất từ các nhà bay giá rẻ ở châu Á dành cho máy bay Airbus hoặc Boeing. Tầng lớp trung lưu với thu nhập khả dụng ngày càng phát triển trong khu vực đang đẩy các dự báo về số lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao.

Tuyên bố về thỏa thuận giữa VietJet và Airbus được phát đi từ Paris vào ngày 25/9, Reuters cho hay.

Trong số 92 máy bay mà VietJet dự kiến mua từ Airbus, 62 chiếc sẽ chắc chắn được mua, còn lại là những chiếc máy bay mà VietJet có quyền mua với ngày giao hàng chưa xác định. Hãng này dự kiến sẽ thuê thêm 8 máy bay Airbus nữa.

Giám đốc điều hành VietJet Air, ông Lưu Đức Khánh, còn cho biết, hãng này dự kiến sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông hoặc Singapore vào năm 2015 để có ngân sách cho việc mở rộng hoạt động ra thị trường bên ngoài Việt Nam.

“Thỏa thuận này là một dấu mốc của công ty chúng tôi, cho thấy mục tiêu của chúng tôi là trở thành một hãng bay giá rẻ đa quốc gia”, ông Khánh nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại. “Mục tiêu của VietJet Air là mở rộng ra thị trường khu vực chứ không chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Bởi vậy, chúng tôi cần niêm yết ở thị rường nước ngoài để huy động nhiều vốn hơn”.

Bắt đầu bay từ tháng 12/2011, VietJet Air hiện có 9 máy bay. Theo dự kiến, hãng sẽ có thêm máy bay thứ 10 vào tuần tới. Ngoài các tuyến nội địa, VietJet hiện chỉ có một điểm đến quốc tế duy nhất là Bangkok.

Đơn đặt hàng máy bay Airbus của VietJet Air là một phần trong gói thỏa thuận kinh tế được ký kế nhân chuyến thăm tới Paris của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai bên đi tới thỏa thuận này sau những cuộc đàm phán kéo dài. “Chúng tôi đã đàm phán gần như cả đêm”, ông Khánh cho biết.

Khi được chính thức hóa, thỏa thuận sẽ bao gồm đơn đặt mua chắc chắn 42 máy bay A320neo, phiên bản tiết kiệm nhiên liệu của A320 - dòng sản phẩm bán chạy nhất của Airbus; cùng 14 chiếc A320, và 6 chiếc A321. Hai chiếc máy bay đầu tiên trong thỏa thuận sẽ được giao hàng vào quý 4/2014. Tiếp đó, mỗi năm sẽ có thêm 5-10 chiếc được giao hàng cho tới năm 2022.

Theo giới chuyên gia, VietJet đang muốn đi theo hướng đi của các hãng bay giá rẻ khổng lồ như AirAsia của Malaysia và Lion Air của Indonesia. Các hãng này đều đã ký những đơn đặt mua máy bay lớn kỷ lục.

Sau thỏa thuận với VietJet, giá cổ phiếu của tập đoàn EADS, hãng mẹ của Airbus, đã tăng 1,2%, bất chấp thị trường châu Âu giảm điểm. Một số nguồn tin cho biết, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng đã thể hiện sự quan tâm tới loại máy bay siêu lớn A380 của Airbus.

Theo ông Khánh, VietJet đang đàm phán với một hãng hàng không ở Myanmar về khả năng thành lập liên doanh tương tự như thỏa thuận hồi tháng 6 với hãng KanAir của Thái Lan để thành lập hãng bay Thai VietJet Air vào đầu năm sau. Hiện Myamar có 7 hãng hàng không đang hoạt động, nhưng ông Khánh không nói rõ VietJet định liên doanh với hãng nào.

Phát biểu trước báo giới ở Paris, ông Khánh cho biết, VietJet cũng quan tâm tới việc thiết lập dịch vụ giá rẻ đầu tiên giữa Việt Nam tới các thị trường ở khu vực Đông Bắc Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo ông Khánh, VietJet sẽ theo đuổi chiến lược liên minh để hỗ trợ việc phát triển ra thị trường quốc tế và mở ra những thị trường mới. Ông cũng nói rằng, VietJet đã làm ăn có lãi trong 7 tháng đầu năm nay
.

Xã hội 'Cuộc chiến' giành 'ngôi vương' trên thị trường bán lẻ

Năm 2013, khi kinh tế khó khăn, thị trường điện máy sức mua giảm mạnh, thì bất ngờ Việt Nam có 2 doanh nghiệp lọt vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương do tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) bình chọn.

Nguyễn Kim là DN bán lẻ điện máy tổng hợp Việt Nam lọt top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong suốt 5 năm qua, nay xuất hiện thêm cái tên mới Pico.

Phân chia thứ hạng

Sau 1 thời gian dài cạnh tranh khốc liệt, đến nay thị trường điện máy Việt Nam đã xuất hiện thêm "đại gia", đúng với quy luật mà Boston Consulting Group (công ty tư vấn quản lý toàn cầu và cố vấn hàng đầu thế giới về chiến lược kinh doanh) rút ra, đó là trong lĩnh vực kinh doanh có lợi thế về quy mô thì bố cục cạnh tranh sẽ về số 3. Trong đó 3 DN lớn nhất sẽ chiếm 70% thị phần, còn lại còn lại thuộc về tất cả các DN khác.

Top 3 nhà bán lẻ điện máy tổng hợp lớn lớn dẫn đầu thị trường hiện đã có 2 đó là Nguyễn Kim và Pico, người ta đang chờ đợi cái tên thứ 3 xuất hiện. 

Để lọt vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo các DN phải đạt được những tiêu chí khắt khe do nhà bình chọn đưa ra về doanh thu bán lẻ, diện tích dành cho kinh doanh bán lẻ, hiệu quả doanh thu trên mỗi m2, số lượng cửa hàng, chất lượng dịch vụ và thương hiệu.

Thời gian qua, mặc cho nhiều DN trong lĩnh vực điện máy tổng hợp gặp khó khăn thì 2 DN bán lẻ là Nguyễn Kim và Pico vẫn phát triển mạnh mẽ. Nguyễn Kim đến nay đã có tới 21 siêu thị điện máy trên cả nước và vẫn không ngừng mở thêm. Pico từ cuối 2007 đến nay đã liên tục “công phá” thị trường khi lần lượt đưa các siêu thị bán hàng rộng hàng ngàn mét vuông tại 76 Nguyễn Trãi, 324 Tây Sơn, 35 Hai Bà Trưng, 173 Xuân Thủy (Hà Nội) đi vào hoạt động. Mới đây Pico đã "Nam tiến" với trung tâm kinh doanh lớn đầu tiên, đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, tại 20 đường Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM. Dự kiến đến cuối tháng 10/2013 sẽ mở thêm 1 trung tâm mới tại quận Ba Đình (Hà Nội) với diện tích 2.000 m2 theo đúng kế hoạch đặt ra.

Không chỉ phát triển các trung tâm mua sắm diện tích lớn mà doanh số bán hàng của các DN này cũng được duy trì tốt. Mặc sức mua có giảm sút song tính trên trên mỗi m2 thì hiệu quả kinh doanh vẫn khá cao. 

Lấy ví dụ, để vận hành 1 siêu thị điện máy có diện tích 1.500m2 trở lên, theo tính toán của chính các DN kinh doanh điện máy, chi phí mỗi tháng 2 - 3 tỷ đồng, một năm khoảng 36 tỷ đồng. Để hòa vốn thì các DN phải đạt doanh số 15 tỷ đồng/tháng, tính ra mỗi ngày phải bán được 500 triệu đồng. Dưới mức này coi như thua lỗ. 

Đại diện Pico cho biết, doanh số bán hàng năm 2012 của DN này đạt 3.000 tỷ đồng (tức bình quân gần 1,7 tỷ đồng/ngày/siêu thị), lọt vào Top 500 DN lớn nhất Việt Nam và Top 1.000 DN đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. Dự kiến năm 2013, Pico sẽ đạt doanh số 3.500 tỷ đồng.

Đến nay Pico luôn được các nhà cung cấp lớn như Sony, Samsung, Panasonic, LG... coi là đối tác hàng đầu, giỏi nghề, khả năng quay vòng vốn nhanh, có tính chuyên nghiệp cao, sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đẳng cấp nhà bán lẻ

Để trở thành DN điện máy lớn, đứng trong Top 500, theo ông Phạm Hoài Sơn, Chủ tịch HĐQT Pico, thì lãnh đạo DN đã phải lên kế hoạch đầu tư bài bản ngay từ đầu cho hệ thống quản lý - điều hành và chất lượng dịch vụ. 

Muốn phát triển bền vững, cần có hệ thống quản lý nguồn lực tối ưu. Các DN lớn như Pico, Nguyễn Kim đều sử dụng hệ quản trị DN tích hợp ERP (Enterprise Resources Planning). Đây là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của DN, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng đều được thực hiện trên cùng một hệ thống.

Hệ thống này (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của các hãng tên tuổi như Oracle, SAP có giá khá đắt, lên đến hàng triệu USD vì vậy không phải DN bán lẻ nào của Việt Nam nào cũng có thể đầu tư. Nhưng khi đã đầu tư phần mềm này thì toàn bộ các hoạt động kinh doanh được tích hợp, giúp cho việc cập nhật thông tin được liên tục và thông suốt, giúp người quản lý có thể xem xét mọi hoạt động bất kỳ lúc nào, lấy số liệu phân tích và ra quyết định. Nếu không có ERP sẽ khó quản lý chi phí, không biết sản phẩm nào đang có lời, sản phẩm nào thua lỗ, tồn kho... không khác gì kinh doanh tù mù.

Thời gian qua, Pico có thể liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi cũng bởi được hỗ trợ tốt từ hệ thống này. Bất kể lúc nào người quản lý cũng có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của DN mình rõ nhất, biết DN đang có lãi như thế nào, từ những sản phẩm nào... từ đó có thể đưa đến các quyết định có lợi cho hoạt động kinh doanh mà không phải chờ đợi báo cáo định kỳ.

Bên cạnh đó, Pico cũng xác định luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn chứ không quá sa đà chạy theo hạ giá sản phẩm, chạy đua mở nhiều điểm kinh doanh mới. Đại diện Pico cho hay, “mở rộng hoạt động phải đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, Pico đã đề ra chiến lược kinh doanh lấy khách hàng và quyền lợi của khách hàng làm trung tâm, đem lại cho khách hàng những sự trải nghiệm thú vị khi mua sắm và sử dụng dịch vụ tại Pico”.

Tình hình kinh tế vẫn chưa lạc quan, chắc chắn thị trường điện máy vẫn còn trầm lắng, sắp tới có thể sẽ có thêm các nhà bán lẻ ngừng hoạt động, phá sản. Theo các chuyên gia, có một công thức dành cho 3 DN dẫn đầu thị trường bán lẻ đó là 4-2-1, trong đó DN lớn nhất chiếm 4 phần, DN thứ 2 chiếm 2 phần và DN thứ 3 chiếm 1 phần thị trường. Hiện nay Nguyễn Kim đang giữ ngôi đầu, tiếp theo là Pico và "cuộc chiến" tranh giành "ngôi vương" trên thị trường bán lẻ điện máy vẫn còn nhiều khốc liệt.

Obama nêu lý do bỏ hút thuốc của mình

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong một cuộc  trò chuyện với báo cáo viên đặc biệt của LHQ đã thừa nhận rằng ông đã bỏ hút thuốc vì sợ vợ của mình, bà Michelle, kênh CNN đã phát băng video cuộc trò chuyện này.

Tuy nhiên, cả Obama, lẫn người đối thoại, chắc là, không nghi ngờ rằng cuộc đối thoại của họ được ghi lại, hãng ITAR-TASS đưa tin.

"Tôi hy vọng, ngài đã bỏ hút thuốc?" - Obama  hỏi báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp và quyền lập hội hòa bình  Mainy Kiai. Ông nọ nói rằng đôi khi cũng hút vài điếu. Trả lời câu hỏi tương tự của Kiai, Obama nói: "Tôi không hút thuốc lá, có lẽ, đã sáu năm nay". "Đó là bởi vì tôi sợ vợ tôi", - ông nói thêm và cười.


Về quyết định bỏ thuốc lá, Obama đã nói ngay từ cuộc chạy đua vào chức tổng thống đầu tiên của mình. Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông đã hứa với người Mỹ rằng sẽ không hút thuốc trong Nhà Trắng và tại khuôn viên dinh tổng thống. Đồng thời, vào tháng Hai năm 2009, Obama trong một cuộc phỏng vấn thừa nhận rằng bỏ hút thuốc lá đối với ông rất khó khăn.

Michelle Obama nhiều lần không giẩu nỗi niềm tự hào thông báo những thành công của người đứng đầu Nhà Trắng trong cuộc chiến chống nghiện thuốc lá, tuy nhiên, theo lời bà, các con gái của họ – Sasha, 12 tuổi và Malia, 15 - đã thúc dục phu quân của bà bỏ hút thuốc lá.

"Tôi biết rằng chấm dứt hẵn thói quen này là do các con gái thúc ép ông, bây giờ các cháu đã ở tuổi mà không có gì phải che giấu – vào năm 2012, khi trả lời phỏng vấn, đệ nhất phu nhân cho biết. - Tôi nghĩ rằng ông ấy (Barack Obama) không muốn nhìn vào mắt các con gái và nói rằng họ không được làm điều gì đó mà ông ấy vẫn làm như trước".

Hai cựu Tổng thống Hoa Kỳ trước đây - Bill Clinton (1993-2001) và George Bush con (2001-2009) - không mắc bệnh nghiện thuốc lá.
Hướng đến du lịch bền vững
[25/09/2013 07:54:27]
Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng, xây dựng các tour du lịch sinh thái, các chương trình Famtrip… là những hoạt động thiết thực do ngành du lịch Đà Nẵng phát động hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới (27-9).
Tour du lịch trách nhiệm được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt tình gắn kết du lịch với các hoạt động bảo vệ môi trường.
Chung tay bảo vệ môi trường
Tháng 9 rơi vào mùa du lịch thấp điểm, các hãng lữ hành cho biết, lượng khách nội địa bắt đầu sụt giảm so với dịp hè từ 40-50%. Nắm được xu thế đó, nhiều hãng lữ hành đã cố gắng xây dựng nhiều chương trình tour độc đáo với mức giá hấp dẫn để thu hút khách, trong đó kết hợp tuyên truyền cho Ngày Du lịch thế giới bằng các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường theo hình thức đạp xe, thu gom rác, phát túi nilon tự hủy, team-building (huấn luyện kỹ năng làm việc nhóm ngoài trời)…
Để tạo sự chuyển biến cho thị trường du lịch mùa thấp điểm, một số hãng lữ hành cũng xác định đây là thời điểm thích hợp cho việc tổ chức các chương trình famtrip khảo sát các sản phẩm du lịch mới cho mùa đông, trong đó lồng ghép nhiều hoạt động chào mừng ngày 27-9. Công ty Du lịch Việt Đà (Vietdatravel) tổ chức cho nhóm các công ty lữ hành và truyền thông đi “du lịch bụi” từ ngày 20 đến 23-9 qua các nước Singapore và Malaysia, đồng thời kết hợp với chương trình hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trong đó xác định môi trường là nhân tố quan trọng mà mỗi cá nhân làm du lịch cần phải hướng đến. Công ty CP Thương mại và dịch vụ du lịch Đà Nẵng Xanh (Công ty Xanh) cũng khảo sát một số tour du lịch sông nước để giúp cho du khách ý thức việc bảo vệ nguồn nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Anh Nguyễn Đức Trung, Giám đốc Công ty Xanh cho biết: “Ngày Du lịch thế giới không chỉ là cơ hội chào bán tour mà còn là dịp để các doanh nghiệp chung tay bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển du lịch bền vững”.
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cũng phát động nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày lễ này như: Vòng chung kết Cuộc thi lễ tân khách sạn, Bình chọn doanh nghiệp du lịch tiêu biểu… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch ý thức được trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng, đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tại vòng sơ khảo cuộc thi Lễ tân khách sạn tổ chức vào ngày 12-9 vừa qua, nhiều các câu hỏi về việc bảo vệ môi trường nước đối với tầm quan trọng của hoạt động du lịch được các bạn trẻ trả lời qua những trải nghiệm và việc làm cụ thể. Bình chọn doanh nghiệp du lịch tiêu biểu là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng, trong đó bảo vệ môi trường cũng là một trong những tiêu chí quan trọng được xét chọn. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng được phát động đến các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố như tối ưu hóa thiết bị, bảo dưỡng thường xuyên thiết bị, dùng các thiết bị thay thế để tiết kiệm điện, nước...
Du lịch trách nhiệm “lên ngôi”
Mặc dù lượng khách nội địa sụt giảm đáng kể nhưng các doanh nghiệp lữ hành tin tưởng vào thị trường khách quốc tế có cơ hội tăng dần từ tháng 9 trở đi, trong đó Ngày Du lịch thế giới được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương chào bán sản phẩm tour hướng đến môi trường như du lịch sinh thái về các vùng quê, tour khám phá miền Tây vào mùa nước nổi, tour mạo hiểm... Còn tại Đà Nẵng, các tour tham quan bán đảo Sơn Trà, lặn ngắm san hô, trekking (đi bộ du lịch nơi hoang dã)… vẫn được người dân địa phương và du khách ưu tiên lựa chọn. “Du lịch không đơn thuần chỉ là những chuyến tham quan, nghỉ dưỡng mà còn là dịp để các bạn thể hiện trách nhiệm của mình với môi trường sống xung quanh. Sau mỗi hành trình như thế, du khách không chỉ khám phá cảnh đẹp ở những vùng đất mới mà còn tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc sống”, anh Phan Thanh Bình (quận Sơn Trà) chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ cũng lên kế hoạch tổ chức những chuyến đi hướng đến cộng đồng và bảo vệ môi trường, nhờ vậy tour du lịch trách nhiệm được dịp “lên ngôi”. Một chuyến đi về vùng quê nghèo để khám chữa bệnh cho người dân địa phương hay tham gia thu gom rác tại các bãi biển, phát động các chương trình tiết kiệm năng lượng… đều được các bạn trẻ hào hứng đón nhận. Ông Cao Trí Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty lữ hành Vitours cho biết: “Chính du khách cùng với các doanh nghiệp lữ hành sẽ là người tuyên truyền, vận động và tham gia vào việc làm cho môi trường du lịch xanh hơn, đẹp hơn. Đó cũng là phương thức hữu hiệu để quảng bá hình ảnh một Đà Nẵng thân thiện trong mắt du khách, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng”.
Lễ kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới 2013 sẽ chính thức tổ chức vào ngày 27-9 tại Maldives với chủ đề “Du lịch và nước: Bảo vệ tương lai của chính chúng ta” nhằm nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của ngành Du lịch trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước thiết yếu của thế giới. Theo đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp có các hoạt động hưởng ứng thiết thực nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của du lịch, đặc biệt gắn với chủ đề Ngày Du lịch thế giới năm nay.
Nguồn: Báo Đà NẴNG

Lo ngại kinh tế “nằm bẹp dưới đáy”

TT - Nhận định trên đây của PGS.TS Trần Đình Thiên - viện trưởng Viện Kinh tế VN - đã được nhiều chuyên gia đồng tình tại “Diễn đàn kinh tế mùa thu” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN và Phòng Thương mại và công nghiệp VN tổ chức tại TP Huế.

Diễn đàn do chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu chủ trì đã quy tụ rất nhiều chuyên gia kinh tế đầu ngành trên cả nước diễn ra trong hai ngày 26 và 27-9.
Vẫn chưa nhúc nhích tái cơ cấu
"Nếu không lấy lại được đà tăng trưởng 7-8% trong vòng vài thập niên thì không thể kỳ vọng vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa"
TS Trần Du Lịch(phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM)
Mở đầu tham luận, TS Thiên nhận định: “Năm năm kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề, song nhìn chung kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Nhưng VN không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”, mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lại” - TS Thiên nhận định.
Ông Thiên cũng dẫn ra hàng loạt con số để khẳng định năm 2013 “các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước”: tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng chỉ 6,5%; thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy; đầu tư xã hội thấp (30% GDP); gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa (tương đương mức của năm trước, nhưng lại là những doanh nghiệp có thực lực bị chết); cầu rất yếu (tổng vốn đầu tư xã hội sáu tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012)...
Trong khi đó, những “điểm đen” của nền kinh tế như tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo ngân hàng “vẫn còn nguyên”, các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy và “y nguyên yếu kém”... “Vẫn chưa nhúc nhích tái cơ cấu thì triển vọng cho những năm sau cũng chưa thấy gì. Nền kinh tế xuống đáy và nằm bẹp ở đấy” - ông Thiên nói.
Cần đánh giá đúng thực chất
Theo TS Trần Du Lịch, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch (riêng trên địa bàn TP.HCM ước thu ngân sách hụt gần 20.000 tỉ đồng so với kế hoạch). “Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng nhưng chi không thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách trong hai năm 2014 và 2015” - ông Lịch phân tích.
TS Thiên cho rằng làm chính sách ở VN hiện nay là công việc cực kỳ khó khăn và các chính sách chứa đựng tính rủi ro rất cao bởi hệ thống số liệu tù mù, không đáng tin cậy.
“Số liệu GDP các tỉnh gấp đôi tăng trưởng cả nước và cả hai đều là số liệu chính thức, vậy sự thật ở đâu? Nợ xấu là bao nhiêu? Thất nghiệp bao nhiêu? Sai số hàng trăm ngàn đơn vị (hộ nghèo, số công chức không hoàn thành nhiệm vụ, số người có việc làm mới...), hay hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ đồng (nợ xấu, thu chi ngân sách...) trong các báo cáo là bình thường. Số doanh nghiệp đóng cửa từ năm 2011 đến tháng 6-2013 khoảng 135.000, cộng với khoảng 450.000 doanh nghiệp đang hoạt động bị giảm 30% công suất đã khiến 5,5 triệu người mất việc làm, thế mà báo cáo vẫn nói mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 1,4 triệu người. Các số liệu kinh tế chứa đầy mâu thuẫn, báo cáo láo nhiều rồi cũng thành quen” - ông Thiên bình luận.
Ông Lịch nói thêm: “Các chỉ tiêu tạo việc làm và tỉ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả tín của số liệu công bố. Nhưng có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5% thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nước ta cần được đánh giá đúng thực chất hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong bốn chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô”.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên (bìa trái), viện trưởng Viện Kinh tế VN, trao đổi với các đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013 - Ảnh: Lê Kiên
Chính sách đúng, nhưng thực hiện méo mó
Các chuyên gia kinh tế đều thống nhất nhận định là VN chỉ có một con đường để từ đáy đi lên là tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ, quyết liệt và thực chất. Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn nói rằng: “Nếu không tái cơ cấu thì sẽ không giải quyết được vấn đề, nếu không hành động sớm một cách quyết liệt thì sẽ quá muộn”.
Tuy nhiên, cũng như ông Thiên, ông Ngoạn cho rằng thực hiện tái cơ cấu thời gian qua chưa chạm đến những vấn đề mấu chốt.
Ông Trần Xuân Hòa - chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than và khoáng sản VN - bày tỏ rằng rất quyết tâm tái cơ cấu nhưng đụng phải nhiều chướng ngại.
“Để tái cơ cấu thì cần phải có chi phí. Bây giờ chúng tôi có 140.000 lao động, nếu tái cơ cấu dư ra 40.000-50.000 lao động. Vậy cần phải có tiền để đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho họ, tức cần đến chính sách tổng thể của nhà nước. Một vấn đề nữa là chúng ta đề cập việc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đưa ra là đúng, nhưng khi triển khai thực hiện thì méo mó rất nhiều. Có những bộ, ngành hướng dẫn thực hiện mà hoàn toàn sai trái so với chủ trương, chính sách. Hiện nay chúng ta đang có 64 chính phủ là một chính phủ trung ương và 63 chính phủ địa phương” - ông Hòa nói.
Đề cập giải pháp, ông Thiên đề nghị cần tập trung ưu tiên cải cách (đổi mới lần hai), tập trung đột phá tái cơ cấu để tạo lòng tin thật sự cho thị trường. Trước mắt ưu tiên trực tiếp cho xử lý nợ xấu, Nhà nước phải lo sớm trả nợ cho doanh nghiệp (chỉ riêng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương đã gần 100.000 tỉ đồng).
Đối với việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cần tập trung tái cơ cấu 2-3 tập đoàn kinh tế trong vòng sáu tháng, sau đó mở rộng dần ra, bởi không đủ sức để cùng lúc tái cơ cấu tất cả doanh nghiệp. Tái cơ cấu ngân hàng phải tập trung giải quyết triệt để vấn đề sở hữu chéo trong hai năm. Cùng đó là ưu tiên tạo một số tọa độ đột phá chiến lược (tọa độ mở cho các vùng kinh tế trọng điểm) - các đặc khu kinh tế quốc gia (thay vì cấp tỉnh)...
Ông Lịch cũng cho rằng “cần phải quên các mục tiêu kế hoạch năm năm để cải thiện chính sách và củng cố niềm tin thị trường. Hiện nay thị trường thiếu niềm tin vào chính sách, mà thiếu niềm tin thì không làm được gì”.
LÊ KIÊN
* GS VÕ ĐẠI LƯỢC (chuyên gia kinh tế):
Bán doanh nghiệp nhà nước lấy tiền làm việc khác
Những khó khăn vừa qua cho thấy mô hình kinh tế của chúng ta (dựa vào doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công...) đã bất cập rồi, không còn thích hợp nữa. Vì vậy, giải pháp quan trọng nhất chính là nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước. Lâu nay người ta cứ nói doanh nghiệp nào lỗ thì đem ra bán, cổ phần hóa. Tôi thấy làm như vậy là sai, bây giờ phải đem ra bán những doanh nghiệp đang có lãi, hoạt động hiệu quả. Bia rượu, nước giải khát, sữa... tại sao Nhà nước cần phải giữ? Ở Hà Nội, người ta nói Hapro (Tổng công ty Thương mại Hà Nội) như ông địa chủ, nắm giữ rất nhiều đất đai giá trị rất lớn rồi đem cho thuê.
Tại sao những doanh nghiệp như vậy chúng ta không bán đi để có bao nhiêu tiền làm việc khác. Trên thế giới không có nền kinh tế thị trường nào mà khu vực doanh nghiệp nhà nước lại chiếm tỉ trọng 32% như VN.

* TS CAO SỸ KIÊM (đại biểu Quốc hội):
Càng nghe càng thấy phân tâm
Nền kinh tế của chúng ta đang có hai vấn đề lớn: một là thiếu động lực, hai là thiếu niềm tin. Người dân, doanh nghiệp là những người thực hiện chính sách mà người ta thiếu niềm tin thì ai thực hiện nữa. Cử tri, doanh nghiệp người ta nói với tôi rằng bây giờ càng nghe các nhà khoa học, càng hội nghị hội thảo thì càng thấy phân tâm.
Theo tôi, có mấy câu hỏi cần phải trả lời rõ để làm dân tin: Một là, giải đáp cho rõ tại sao mấy năm nay kinh tế cứ xuống dần, khoảng cách với các nước cứ doãng ra, nguyên nhân do bên trong hay bên ngoài là chính? Hai là, qua quá trình dày sức xây dựng đội ngũ doanh nghiệp đến bây giờ bị co lại rất nhanh, phá sản rất nhiều, chỗ đáng lẽ phải tin tưởng nhất là doanh nghiệp nhà nước thì lại không tin tưởng được, tại sao?

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

U 19 VIỆT NAM - Ngày trở về cho 1 tương lai đầy hãnh diện

Các chuyên gia bóng đá cả trong và ngoài nước đều cho rằng những thành công của U19 Việt Nam là nền tảng ban đầu, nhưng để có thành quả thực sự thì cần có sự phối hợp tốt nhất giữa VFF với HAGL để chăm lo cho lứa cầu thủ này.
IMG-6485-1763-1379936116-9868-1379994717
U19 Việt Nam cần được cọ xát quốc tế nhiều hơn để trưởng thành.
Ông Vũ Mạnh Hải cho rằng không cần thiết phải lo ngại chuyện các cầu thủ U19 hiện nay sẽ đi theo vết xe đổ của những lứa cầu thủ tài năng trước đây như lứa U16 thời Văn Quyến, bởi các cầu thủ Học viện HAGL JMG đã được đào tạo trong môi trường chuẩn của Arsenal. Tuy nhiên sự chăm lo của riêng học viện vẫn là chưa đủ. Ông Hải nói: “Cần có sự phối hợp tốt giữa VFF với HAGL để chăm lo tốt nhất cho lứa cầu thủ này. Những gì đạt được mới chỉ là những bước đi ban đầu, còn rất nhiều chặng đường phải vượt qua ở phía trước. VFF nên coi đây là tài sản, vốn quý của quốc gia chứ không phải của riêng HAGL để luôn có sự quan tâm, hỗ trợ ở mức cao nhất". 
U19 Việt Nam nhận giải thưởng fair play AFF Cup
Sau thất bại trước chủ nhà Indonesia trong loạt đá luân lưu 11m trận chung kết, U19 Việt Nam nhận HC bạc cùng danh hiệu fair play giải vô địch U19 Đông Nam Á.
a-4134-1379894039.jpg
Giải thưởng fair play đã tôn vinh lối đá đẹp của U19 Việt Nam. Các cầu thủ đã đi vào lòng người hâm mộ với những màn trình diễn nhiệt tình và đầy cống hiến.
9W1B8203-5709-1379879915.jpg
Các cầu thủ U19 Việt Nam không giấu được nuối tiếc sau thất bại trên chấm luân lưu 11 mét trước chủ nhà Indonesia. Tỷ số 120 phút thi đấu là 0-0.
9W1B8330-5560-1379879915.jpg
Trung vệ Đông Triều khóc nức nở sau trận đấu. Cầu thủ này thực hiện hỏng quả 11 mét thứ hai.
9W1B8101-2027-1379879916.jpg
Đã có lúc các cầu thủ U19 Việt Nam tiến gần đến chức vô địch...
9W1B8128-6368-1379879916.jpg
... Nhưng họ không thắng được may mắn của đội chủ nhà.
9W1B8162-5348-1379879916.jpg
Nỗi buồn khó quên với các cầu thủ trẻ Việt Nam.
9W1B8181-2839-1379879916.jpg
HLV Grachen không tin vào sự bất công trong bóng đá, đội chơi hay hơn đã thua.
9W1B8187-1457-1379879917.jpg
Những giọt nước mắt tiếc nuối.
9W1B8259-7321-1379879917.jpg
Các cầu thủ U19 Việt Nam ngậm ngùi nhìn đối phương lên ngôi.

U19 Việt Nam ngập trong hoa ngày trở về

Không thể bước lên bục vinh quang cao nhất, nhưng các cầu thủ U19 Việt Nam khi trở về nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu mến của người hâm mộ.

IMG-6421-7521-1379936116.jpg
Từ 5h30 sáng nay (23/9), các cầu thủ U19 đã thức dậy để đi chuyển từ Surabay về quá cảnh tại thủ đô Jakarta trước khi đáp chuyến bay về TP HCM lúc 5h30 chiều.
IMG-6461-2593-1379936116.jpg
Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng ra sân bay chào đón các cầu thủ.
IMG-6485-1763-1379936116.jpg
Đại diện VFF tặng hoa và chúc mừng thành công của đội U19.
IMG-6500-3661-1379936117.jpg
Các cầu thủ U19 được giải quyết thủ tục nhập cảnh nhanh chóng.
IMG-6542-3776-1379936117.jpg
HLV Grachen nhận được rất nhiều hoa từ người hâm mộ.
IMG-6547-6415-1379936117.jpg
Các cầu thủ cũng ngập trong hoa chúc mừng.
IMG-6564-6754-1379936117.jpg
Tiền đạo Đình Toàn nhận được sự quan tâm đặc biệt.
IMG-6576-2909-1379936118.jpg
Đội trưởng Xuân Trường trong vòng vây người hâm mộ. Anh bị gãy tay trong trận thắng Myanmar 3-1 hôm 16/9.
IMG-6587-5317-1379936118.jpg
CĐV Việt Nam mang cả kèn trống ra sân bay đón đội.
IMG-6588-5789-1379936118.jpg
HLV người Pháp Grachen trong vòng vây của giới truyền thông.
IMG-6591-6928-1379936118.jpg
Chàng rể Việt hân hoan khi nhận được sự chào đón nồng nhiệt của khán giả Việt Nam.
IMG-6534-7460-1379936118.jpg
Tình cảm yêu mến của người hâm mộ đã làm cho thầy trò ông Grachen vơi đi nỗi buồn thua chung kết. Trong tối nay, họ sẽ bay về Pleiku để tập trung chuẩn bị cho vòng loại giải vô địch châu Á sẽ khởi tranh vào tháng 10 tới.